Làm gì để phòng dịch bệnh trong và sau bão lũ?
Các dịch bệnh thường gặp gồm sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản... đặc biệt là nguy cơ dịch COVID-19 trong điều kiện bão lũ, thiên tai.
27/10/2020 19:55
Các giai đoạn dịch bệnh sau lũ
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Quốc Đạt - khoa Bệnh Nhiệt Đới và Chăm sóc Giảm hại - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, dịch bệnh sau lũ diễn biến thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn tác động kéo dài 4 ngày. Đây là thời điểm người dân được cứu thoát và cần được điều trị các tổn thương liên quan thảm họa.
Giai đoạn hậu tác động (4 ngày - 4 tuần) xảy ra khi các đợt dịch bệnh đầu tiên xuất hiện.
Cuối cùng là giai đoạn hồi phục (sau 4 tuần). Lúc này, các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm có thời gian ủ bệnh dài hoặc tiềm tàng bắt đầu xuất hiện. Các bệnh gần như trở thành dịch tại địa phương.
Những dịch bệnh nào dễ xuất hiện trong và sau lũ?
Trong chương trình khám chữa bệnh từ xa thông qua hệ thống Telehealth do Bộ Y tế triển khai, diễn ra tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Quốc Đạt chia sẻ: ‘Tôi lo ngại nếu không được chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta có thể mất mát nhiều hơn'.
Theo bác sĩ Đạt, nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng bệnh truyền nhiễm sau lũ. Ở vùng bị ngập lụt, người dân có nguy cơ cao bị các bệnh lây truyền qua nguồn nước do gián đoạn cung ứng nước sạch, vệ sinh môi trường.
Trong quá trình cứu hộ, cứu nạn, chúng ta cần di chuyển, tập trung quá đông. Người dân có khả năng cao mắc sởi, viêm màng não, bại liệt và gia tăng các bệnh nhiễm trùng hô hấp.
Ngoài ra, khi hệ sinh thái biến đổi, môi trường sống của các loại muỗi phát triển theo và gia tăng reo rắc vector truyền bệnh, dẫn tới sốt rét, sốt xuất huyết tại địa phương. Cơ sở y tế bị phá hủy hoặc quá tải vì lũ, người dân không được tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời. Tình trạng lũ lụt có thể gây suy dinh dưỡng và lây truyền bệnh truyền nhiễm khác do dân cư vùng lũ cạn kiệt thương thực.
Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt rất dễ mắc các bệnh ngoài da- bệnh nước ăn chân.
Theo BS Phúc, thông thường trong lũ lụt, khi nước rút khoảng 1 tuần, thì nhóm bệnh đường tiêu hóa bắt đầu xuất hiện và có thể lan rộng khó kiểm soát, phổ biến như: tiêu chảy cấp, rotavirus, tả, thương hàn, viêm gan A và E, các bệnh giun sán.
BS Phúc cũng cảnh báo, bệnh dịch do muỗi truyền cũng sẽ quay trở lại ngay khi nước rút. Các dịch bệnh thường gặp gồm sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản…
Làm gì để phòng dịch bệnh?
‘Không để các vũng nước tù đọng, diệt cung quăng bọ gậy, diệt muỗi, ngủ màn là những việc hết sức quan trọng để phòng bệnh cho bản thân và dịch cho cộng đồng'- BS Phúc cảnh báo.
BS Phúc cũng cho rằng, cần thực hiện ăn chín, uống sôi, nguồn nước phải đảm bảo vệ sinh, tốt nhất dùng nước uống đóng chai, hoặc nước đã qua lọc và xử lí theo hướng dẫn của cán bộ y tế tại địa phương. Ngay khi nước rút, phải ngay lập tức tổng dọ vệ sinh, đảm bảo không để nước bẩn ứ đọng, bùn đất và chất thải phải được xử lí, phân và xác động vật phải được thu gom sạch sẽ.
Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, để xử lý nước sau khi lũ rút, người dân nên lựa chọn nước giếng đào, nước giếng khoan để xử lý. Trong trường hợp không có nguồn nước ngầm, phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch thì cần lựa chọn những điểm có khả năng ít bị ô nhiễm nhất, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt để xử lý.
Biện pháp đầu tiên để xử lý nước là làm trong nước. Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.
Cục Quản lý Môi trường Y tế khuyến cáo, nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi thì mới uống trực tiếp được. Người dân không nên khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo. Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ cho bớt mùi nồng.
Ngoài các biện pháp xử lý nước trên, mỗi gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước.
Bên cạnh đó, để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
Người dân cũng cần mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày. Và khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Link báo gốc:
Copy link
http://gioitre.baodatviet.vn/lam-gi-de-phong-dich-benh-trong-va-sau-bao-lu-1976020.html
-
1Sáng 2/3, Bộ Y tế công bố thêm 11 ca mắc mới Covid-19
-
2Tâm dịch ở Chí Linh được khống chế; Hải Dương kết thúc cách ly xã hội từ ngày 3/3
-
3Sáng 3/3, Việt Nam ghi nhận 3 ca mắc mới COVID-19, hơn 59.000 người đang cách ly
-
4Chiều 3/3, có 7 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương và Kiên Giang
-
5Tin vui: 12h trôi qua không có ca mắc COVID-19, Việt Nam chữa khỏi 1.898 bệnh nhân
-
6Sở Y tế TP.HCM vào cuộc vụ người phụ nữ bị spa 'bỏ quên' miếng gạc trong ngực gây thủng lỗ, chảy dịch nặng nề
-
7Sáng 4/3, Việt Nam không có ca mắc COVID-19
-
8Chuẩn bị thử nghiệm vaccine COVID-19 thứ 2 của Việt Nam
-
9Đại bại 3-6 trước Bình Dương, HLV CLB TP.HCM vẫn hài lòng với Lee Nguyễn
-
10Ông Trump nói gì về tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Biden?
-
11Vụ con trai sát hại mẹ ruột ở rẫy của gia đình: Hé lộ nguyên nhân đau lòng
-
12Thầy giáo dâm ô 4 nam sinh bị tuyên phạt 7 năm tù
-
13WHO kêu gọi các nước không nới lỏng các biện pháp chống dịch
-
14Thủ tướng: Tiêm tối đa vaccine ngừa COVID-19 cho các nhóm đối tượng ngay trong tuần này
-
15Tỉ lệ ủng hộ tiêm vaccine COVID-19 tăng mạnh ở một số quốc gia
-
16Xét xử kín vụ thầy giáo dâm ô nhiều nam sinh THCS
-
175 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở Kiên Giang không có nguy cơ lây nhiễm
-
18Vợ mang thai tẩm thuốc trừ sâu vào thức ăn giết chồng rồi đến đồn cảnh sát tự thú, đưa ra lời khai vừa đáng trách, vừa đáng thương
-
19Báo Anh ca ngợi 'người hùng' Nguyễn Ngọc Mạnh cứu bé gái rơi từ tầng 12 chung cư ở Hà Nội
-
20Hà Nội: Nhà hàng, quán cà phê xuyên đêm chuẩn bị cho ngày đầu hoạt động trở lại