Liên tiếp vụ việc học sinh đánh bạn: Đình chỉ học cao nhất 2 tuần có làm học sinh 'nhờn'?
Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều trường hợp học sinh đánh 'hội đồng' bạn học. Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng, cần tăng cường các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường, bởi dự kiến kỷ luật cao nhất là đình chỉ học 2 tuần được cho là khá 'nhẹ'.
26/11/2020 08:25
Liên tiếp vụ việc nữ sinh đánh bạn dã man
Ngày 25/11, Trường THPT Quảng Xương 4 (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đã thông tin về vụ việc nữ sinh của trường dùng mũ bảo hiểm đánh bạn xảy ra vào ngày 20/11. Để giải quyết mâu thuẫn cá nhân với người thân, em H.T.H.N (lớp 11C2) đã đánh em P.T.M (lớp 12T) và bắt em này quỳ gối xin lỗi. Sau khi đoạn clip ghi lại cảnh nữ sinh N liên tiếp dùng mũ đập vào đầu nữ sinh M được đưa lên mạng xã hội, Trường THPT Quảng Xương đã làm rõ sự việc, báo cáo với Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa.
Trước đó, ngày 23/11, Hội đồng kỷ luật Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cùng các đơn vị có liên quan đã họp và đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với 6 học sinh (lớp 8 và 9) tham gia đánh 'hội đồng' nữ sinh Đỗ Lê V phải nhập viện. Theo lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, ngoài đình chỉ học 1 tuần, 6 học sinh đều bị xếp loại hạnh kiểm trung bình trong tháng 11 này.
Sự việc cụ thể như sau, khoảng 11h30, ngày 18/11, hai học sinh của Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là Đỗ Lê V và Hoàng Yến M, do mâu thuẫn trên mạng xã hội nên cả hai hẹn nhau tới sân bóng để giải quyết. Tại đây, nữ sinh Đỗ Lê V bị Hoàng Yến M cùng các nữ sinh trên túm tóc giật ngã, dùng tay, chân đấm, đá. Sau khi đoạn clip nữ sinh bị bạn đánh 'hội đồng' được đưa lên mạng, dư luận xã hội hết sức bất bình trước sự việc nhiều nữ sinh đánh bạn dã man, trong khi đó nhiều em khác đứng ngoài cổ vũ, quay clip…
Ba nữ sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) đánh nhau trước cổng trường. Ảnh: T.L
Trên đây chỉ là hai trong số nhiều vụ việc học sinh đánh bạn, rồi quay clip tung lên mạng xã hội. Trước đó, hàng loạt vụ việc đau lòng đã xảy ra gây bất bình dư luận. Cụ thể, vào ngày 24/9 vừa qua, một nhóm nữ sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Thanh Xuân, Hà Nội) đã đánh 'hội đồng' bạn ngay trước cổng trường, trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác. Trước đó, ngày 29/5, hai nữ sinh lớp 8 (Trường THCS Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM) hẹn em học sinh lớp 6 ra một địa điểm gần trường thay nhau đánh.
Kỷ luật ngày càng nhẹ, học sinh không biết 'sợ'?
Theo các chuyên gia giáo dục, tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tình trạng gây nhức nhối của ngành Giáo dục và toàn xã hội. Đây không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây xảy ra liên tục hơn trong các trường học, bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội…
Với những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành. Bạo lực học đường có nhiều nguyên nhân, từ phim, truyện bạo lực, sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường. Chưa có sự tư vấn, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh...
Nhiều năm công tác quản lý giáo dục, NGƯT Đặng Đình Đại - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, Hà Nội) cho rằng, hiện tượng học sinh gặp các vấn đề học đường như bị cô lập, tẩy chay, trấn lột, thậm chí là bị đánh đã xảy ra từ khá lâu. Tuy nhiên, gần đây học sinh có xu hướng ngang nhiên đánh bạn theo kiểu đánh 'hội đồng', quay clip tung lên mạng xã hội. Dù đã được thầy cô, gia đình thường xuyên tuyên truyền, song vẫn diễn ra hiện tượng này như một thực trạng đáng buồn.
Để khắc phục, theo NGƯT Đặng Đình Đại: 'Bên cạnh công tác giáo dục, tư vấn thường xuyên cho các em về tác hại của bạo lực học đường. Cũng cần đề cao vai trò của nhà trường, gia đình. Trong đó, vai trò của giáo viên là hết sức quan trọng, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Ngoài công tác chuyên môn, trong thời gian giảng dạy, tiếp xúc với học sinh, giáo viên cần gần gũi, nắm bắt tình hình trong lớp học, biểu hiện của học sinh, luôn lắng nghe, chia sẻ làm chỗ dựa cho học sinh, từ đó giúp đỡ học sinh khi gặp tình huống nào đó. Phụ huynh không nên khoán trắng vai trò dạy dỗ con cái cho nhà trường, cần phải gần gũi, động viên, chia sẻ cùng con. Quan sát những biểu hiện, hỏi han để tư vấn, giúp con vượt qua khó khăn nào đó'.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện Thông tư quy định về khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Dự thảo quy định chỉ còn 3 hình thức kỷ luật gồm: Khiển trách; cảnh cáo; tạm dừng học tập trên lớp, tối đa 2 tuần với vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Thay vào đó là các hình thức kỷ luật giáo dục tích cực.
Nhiều ý kiến chuyên gia giáo dục cho rằng, khi hình thức kỷ luật học sinh được giảm xuống, cũng cần đề cao vai trò của nhà trường, bởi nếu không thực sự thường xuyên dạy kỹ năng sống, tuyên truyền hậu quả của bạo lực học đường, học sinh sẽ dễ dàng 'nhờn' và đối phó bởi quy định dừng việc học tập cao nhất 2 tuần là chưa đủ mạnh.
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT đăng tải xin ý kiến góp ý của dư luận đến hết ngày 31/10/2020. Dự thảo bỏ quy định đuổi học đến 1 năm, thay vào đó chỉ là hình thức tạm dừng thời gian học tập trên lớp tối đa là 2 tuần.
Trong Dự thảo cũng không còn quy định việc tổ chức kiểm điểm, phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường. Các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, tạm dừng học tập trên lớp dự kiến sẽ không được áp dụng đối với học sinh tiểu học. Thay vào đó, ở cấp học này sẽ chỉ sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
Link báo gốc:
Copy link
http://giadinh.net.vn/giao-duc/lien-tiep-vu-viec-hoc-sinh-danh-ban-dinh-chi-hoc-cao-nhat-2-tuan-co-lam-hoc-sinh-nhon-20201125145021087.htm
-
1Mặc áo dài đóng kịch Tấm Cám, nam sinh gây sốt với 'vòng eo con kiến', lần đầu tiên dì ghẻ được khen nức nở như thế này!
-
2Nữ sinh gây sốt vì giống Lâm Vỹ Dạ giành Quán quân cuộc thi tuần Olympia
-
3Các thế hệ Giảng viên, sinh viên xót xa trước sự ra đi của PGS.TS Lưu Văn An - Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
-
4Trung Quốc đề xuất cấm giáo viên và học sinh yêu nhau nhằm giảm thiểu lạm dụng tình dục học đường
-
5Bảng quy đổi điểm IELTS xét tuyển vào các trường đại học top đầu năm 2021
-
6Quang Hải nhận học bổng trường ĐH Kinh tế
-
7Những gương mặt hot teen đình đám nào sẽ cùng lứa 2k3 vượt bão kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay?
-
8Học viện Cảnh sát có lượng chỉ tiêu riêng với thí sinh đạt 7.5 IELTS trở lên
-
9Xét tuyển lớp 10 vào trường công lập ở Hà Nội tính điểm như thế nào?
-
10Nổi bật nhất tại khu vực khán giả vì quá xinh đẹp, cô gái được cameraman ưu ái, dân mạng thi nhau tìm info
-
11Nam sinh gây sốt khi vừa mặc tạp dề vừa chơi bóng rổ, câu chuyện phía sau khiến nhiều người cảm phục
-
12Sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 tăng gấp 3-4 lần: Xót xa
-
13Chính thức: Học sinh lớp 12 Hà Nội phải làm bài thi khảo sát vào ngày 11,12/ 5
-
14Nữ sinh đánh nhau, nhắn tin gọi chị: Mới chuyển về trường
-
15Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021: Cơ hội nào cho thí sinh vào các trường đại học, cao đẳng?
-
16Từ nhân viên bảo vệ đến 'hiệu trưởng quốc dân': Chàng trai nghèo bỏ học giữa chừng tự tay viết nên vận mệnh khiến cả Trung Quốc ngưỡng mộ
-
17Hà Nội: Thí sinh thi vào lớp 10 được phép nộp đơn xin đổi khu vực tuyển sinh
-
18Lịch thi tuyển vào lớp 10 năm 2021 của TP. Hồ Chí Minh
-
19[Infographic] Hà Nội điều chỉnh thời gian tuyển sinh đầu cấp từ mầm non đến THCS
-
20ĐH Y Hà Nội dự kiến tuyển 10% chỉ tiêu ngành bác sĩ đa khoa có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế