Những đứa trẻ kiệt sức ở trường chuyên: 'Lẽ ra không 10 thì 9 chứ sao chỉ được 8,5?'
Ai cũng biết, trường chuyên là nơi hội tụ những 'con nhà người ta', nhưng không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng hạnh phúc dưới những mái trường đó.
07/07/2020 19:10
Mới đây trên mạng xã hội nảy ra cuộc tranh cãi nảy lửa về việc nên giữ hay bỏ hệ thống trường chuyên. Vụ gian lận thi cử gây rúng động dư luận tại Hà Giang cùng với những tranh cãi về mặt trái của mô hình trường chuyên đã khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi học sinh có nhất thiết phải vào trường chuyên bằng mọi giá?
Ai cũng biết, trường chuyên là nơi hội tụ những 'con nhà người ta', là lò đào tạo cho các kỳ thi học sinh giỏi, Olympic quốc tế. Đó cũng là những môi trường mà từ giáo viên đến học sinh được hưởng rất nhiều ưu ái, từ điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng đến chế độ riêng.
Thế nhưng, không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng hạnh phúc khi được học tập dưới những ngôi trường chuyên cả.
Tôi có một đứa cháu vừa kết thúc năm học lớp 6 ở một trong những ngôi trường chuyên có tiếng tại Hà Nội. Ngày biết điểm thi, thằng bé đã bị mẹ mắng cho một trận tơi bời với những từ ngữ vô cùng nặng nề khi kết quả mà cậu nhóc mang về là: 8,5 điểm.
Vâng, 'lẽ ra không 10 thì 9 chứ sao chỉ được có 8,5?'! Một đứa trẻ 12-13 tuổi đã phải đối mặt với sự kỳ vọng đến mức tuyệt đối như thế từ bố mẹ.
Dưới mái trường chuyên, luôn có những cuộc đua không bao giờ ngừng với mục tiêu quan trọng: Lúc nào cũng phải đứng nhất. Nơi đó, ai học giỏi sẽ được tung hô, ai kém hơn sẽ bị coi thường, bị phân biệt đối xử. Thế nên một khi đã vào chuyên là phải gồng mình để không bị tụt lại phía sau.
Ở trường chuyên khó thấy cảnh học trò ngỗ nghịch túm tóc, lột áo đánh nhau, thay vào đó là những cuộc chiến ngầm, ai cũng nhăm nhe vị trí số 1, việc ai nấy làm nên tình bạn thân thiết, chân thành cũng trở nên xa xỉ. Đến năm cuối cấp, người thì bận làm hồ sơ du học, người thì cố cày để vào được những trường đại học top đầu, đến buổi chụp ảnh kỷ yếu còn không đông đủ thì lấy đâu thời gian để nuôi dưỡng tình bạn?
Nếu như các trường thường lấy tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học ra để tự hào thì với đẳng cấp trường chuyên là số lượng những giải thưởng học sinh giỏi quốc gia, những huy chương quốc tế.
Đương nhiên, việc học sinh đoạt giải thì nhà trường, giáo viên cũng được 'thơm lây'. Không chỉ được nhận mức thưởng khủng mà những thành tích còn rất có lợi cho danh tiếng, uy tín và con đường sự nghiệp của họ.
Chính điều này lại tiếp thêm áp lực lên vai học sinh, khiến các em trong đội tuyển phải è cổ ra học với khối lượng gấp đôi, gấp ba lần bình thường.
Mà nói đi cũng phải nói lại, mỗi người chỉ có 24 tiếng/ngày, một đứa trẻ phải dành quá nhiều thời gian cho những môn chuyên, môn để ôn thi học sinh giỏi, môn thi Olympic dẫn đến sự phổ biến của các trường hợp học lệch và thiếu hụt những kỹ năng mềm, cũng như hiểu biết về các kiến thức xã hội.
Những công thức cồng kềnh trở thành gánh nặng trên vai. Những phản ứng hóa học, axit sulfuric đốt cháy cả một thời hoa mộng. Những đứa trẻ đều ở trong một cuộc đua mà ai cũng co cẳng chạy thục mạng để tăng tốc và về đích. Trên chặng đường đầy bụi phấn và mồ hôi ấy, chúng không biết hai bên đường còn có vô số hoa thơm cỏ lạ đáng để thưởng thức.
Còn nếu như học sinh không đủ sức chạy thì sao? Cứ yên tâm đã có phụ huynh 'chạy'. Trong vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 gây rúng động dư luận, đa số những trường hợp gian lận chính là học sinh trường chuyên với mức điểm được nâng lên đến hàng chục điểm.
Điểm chung nữa là hầu hết đều là con ông cháu cha, nhà mặt phố bố làm to. Vậy thì một câu hỏi được đặt ra là: Đã học trường chuyên thì cần gì phải nâng điểm? Hay từ đầu vào trường chuyên lớp chọn vốn đã không minh bạch?
Những ông bố mẹ cứ lấy lý do là tất cả vì tương lai của con, muốn tốt cho con nhưng con thật sự muốn gì thì họ không bao giờ hỏi mà cũng không cần biết. Họ bắt con cái phải cõng trên vai cả ước mơ chòng chành của đời họ. Thay vì để con phát triển bản thân theo đúng sở trường và sống một cuộc đời mình muốn, họ ném con vào một chiếc máy xay khi còn rất sớm và dạy con cách gian dối.
Vậy thì trường chuyên lớp chọn đã thực sự làm đúng chức năng của mình chưa? Đó có thật sự là chiếc bảo hiểm cho tương lai của mỗi học trò?
Link báo gốc:
Copy link
http://gioitre.baodatviet.vn/oan-lung-vao-truong-chuyen-lop-chon-lam-gi-1884896.html
-
1NÓNG: Hà Nội vừa có thông báo chính thức về lịch trở lại trường của học sinh, sinh viên toàn thành phố
-
2Trường nhà người ta: Tặng iPhone 12 Pro Max và AirPods làm quà cho tất cả sinh viên năm nhất
-
3Nam sinh Quảng Ngãi tự nhận mình 'rất đẹp trai', bứt phá ngoạn mục để trở thành quán quân Olympia
-
4Ngắm những bộ ảnh 'gửi thanh xuân' nhiều cảm xúc của học sinh THPT
-
5Dở khóc dở cười câu chuyện học online ở cấp mầm non
-
6Vụ bé gái rơi từ tầng 12: Cư dân mạng có màn tính toán hack não về lực tác động, dân tình than thở 'giá ngày xưa chăm học Lý hơn'
-
7Lý do gì khiến các bậc phụ huynh Trung Quốc muốn cho con đi du học từ nhỏ?
-
8Đăng ảnh dự thi ‘tấu hài’ cùng với châm ngôn 'chất hơn nước cất', nam sinh chiếm trọn sportlight
-
9Nhiều trường Đại học cho sinh viên học online thêm một tuần đầu tháng 3
-
10Sẽ công bố bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT trong tháng 3
-
11Trường Tiểu học Xuân Phương phun khử khuẩn, tổng vệ sinh toàn bộ khuôn viên trường sẵn sàng đón học sinh quay trở lại
-
12Hotboy Olympia ‘lột xác’ thay đổi ngoại hình chóng mặt, là thủ khoa khối A cùng vô số thành tích ‘khủng’
-
13Các trường mầm non, tiểu học Hà Nội tiến hành phun khử khuẩn, sẵn sàng đón học sinh quay lại trường
-
14Các trường THPT 'hot' thuộc đại học tại Hà Nội tuyển sinh lớp 10 như thế nào?
-
15Bị em gái xé vở khi vừa làm xong bài tập về nhà, anh trai hùng hổ mách mẹ rồi có phản ứng không thể ngờ khi phạt em
-
16Trường học ở Hà Nội xây dựng kế hoạch, sẵn sàng đón học sinh tới trường
-
1761/63 địa phương dự kiến cho học sinh trở lại trường học vào tuần tới
-
18Thi lớp 10 ở Đà Nẵng: Thí sinh thi 3 môn, kết hợp xét tuyển
-
19Những nơi nào tiếp tục cho học sinh nghỉ học từ 1/3?
-
20Đây là môn chuyên được nhiều nữ sinh chọn thi nhưng muốn nắm chắc phần đỗ thì cần có bí quyết và tránh các sai lầm sau