Tốt nghiệp Giỏi, điểm GPA 3.3, nữ cử nhân vẫn thất nghiệp liền đăng đàn than thở, nhưng ý kiến dân mạng mới bất ngờ
Dù tốt nghiệp loại giỏi nhưng sinh viên này vẫn thất nghiệp khiến không ít người quan ngại.
25/01/2021 20:07
Chuyện sinh viên tốt nghiệp bằng Giỏi sau khi ra trường vẫn thất nghiệp xưa nay không hề hiếm. Có những sinh viên từng là du học sinh khi trở về Việt Nam vẫn không thể xin được một công việc ưng ý dù đã có quá trình học tập và nghiên cứu ở nước ngoài.
Không ít câu hỏi đặt ra, phải chăng phía nhà trường đào tạo không sát với thực tế hay do sinh viên chưa biết nắm bắt cơ hội, nhà tuyển dụng đòi hỏi cao về ứng viên của mình?.
Nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười ở chỗ, nhà tuyển dụng luôn cần người có kinh nghiệm còn sinh viên mới ra trường hầu hết mới đảm bảo được kiến thức về chuyên ngành, còn trải nghiệm thực tế không nhiều.
Mới đây, một câu chuyện của nữ cử nhân ngành Chính trị học thuộc một trường chuyên đào tạo về xã hội ở Hà Nội đã đăng trên trang confession của trường than thở về việc cô tốt nghiệp bằng Giỏi, điểm GPA đạt 3.3 nhưng vẫn không thể xin được công việc ưng ý dù đã có nhiều cố gắng.
Nguyên văn Confession đó như sau:
"Chào các anh/chị/bạn. Mình tốt nghiệp K60 Chính trị học, đã ra trường được 1,5 năm. Bằng giỏi, GPA cũng tạm tạm, 3.3x. Là một sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp. Mình thương bố mẹ lắm, muốn giúp bố mẹ, muốn bố mẹ sung sướng hơn trước mà giờ thì…
Giá như hồi trước học nghề gì đó thì có lẽ giờ này chắc thành nghề tốt rồi, buồn lắm, chẳng ai hiểu được mình cả. Bố mẹ nói: “Cái bằng cấp Chính trị học như mày thì chỉ có đi làm công nhân”, buồn muốn khóc luôn.
Lớp cũ mình học may ra chỉ có rất ít người tìm được công việc trong chuyên ngành…. Số còn lại người thì bán hàng thuê, người thì đi làm phục vụ nhà hàng, người thì ở nhà chờ xin việc trong số đông đó có mình một sinh viên thất nghiệp.
Ngày từ lúc học cấp 3 mình cũng đã ao ước được làm trong các cơ quan nghiên cứu về chính trị, trong các tòa soạn báo, các tổ chức phi chính phủ…. thế nhưng ra trường thì vỡ lở.
Cạnh nhà mình có anh hàng xóm cũng là một sinh viên thất nghiệp, anh học ngành Đông phương học – một ngành học hot, có bằng cử nhân nhưng về làm công nhân, lúc nào cũng bị các cô các bác hàng xóm dị nghị bàn tán.
Mấy ngày trước con bạn thân hồi cấp 3 gọi điện hỏi thăm nó nói một câu xanh rờn “Đấy phải chi ngày trước mày nghe tao học nghề gì đó ít tốn kém lại nhanh có công việc thì giờ không phải ổn định rồi à.
Mày thấy đấy tao đỗ ngành Văn học mà không đi học, lúc đó vì không có tiền, mà nghĩ học xong cũng không có lực mà lo xin việc. Sau khi học xong nghề đi làm tao gửi được tiền cho bố mẹ sửa lại cái nhà, cuộc sống của tao giờ cũng ổn định hơn, xa nhà dù 2 năm nay tao không về nhà nhưng nghĩ vậy là vui rồi con bạn ạ”… Nước mắt mình trào ra khi nào không biết nữa.
Chắc tại 4 năm học mình không cố gắng nên giờ nhận một kết cục như thế này. Cũng đã 1 năm rưỡi trôi qua kể từ ngày học xong rồi, nhìn mấy bạn sinh viên K64, K65 giờ tự nhiên thấy mình già đi nhiều quá. Nếu cứ tiếp tục như thế này mãi thì sau này khi mình 30,31 tuổi rồi hết cái tuổi trẻ thì sẽ như thế nào nữa, chả lẽ lại đi trông đợi vào nhà chồng?"
Bài viết ngay sau khi chia sẻ đã gây sự chú ý của những bạn đã, đang và sẽ là sinh viên của trường bình luận trái chiều.
‘Huhu… không biết có ai như em không nhưng em luôn nghĩ là sau cùng đích đến là kiếm tiền ấy, để trang trải cuộc sống, nên việc không tìm được nghề đúng ngành mình học rất bình thường, tất nhiên tìm được thì quá tốt. Còn việc ngành học em thấy không liên quan gì đến việc mình có việc hay không á, quan trọng là bản thân mình như nào thôi ạ' - bạn sinh viên nickname, K.L.P bình luận.
‘K58 Văn học, cũng bằng giỏi như ai. Ra trường đi dạy hợp đồng với mức lương hơn 1tr được 2 năm rồi giờ đang lưu lạc bên Nhật được hơn 1 năm. Nhiều lúc nghĩ nản nhưng chỉ chốc lát lại nghĩ “Thôi ít nhất mình còn khoẻ mạnh, còn có gia đình, bạn bè ở bên và mình vẫn có thể đi làm nuôi sống chính mình, thế là ổn', tài khoản L.Tr bình luận.
Một tài khoản có tên T.V đưa ra quan điểm trái chiều: ‘Học gì thì học, vẫn là ấm vào thân mình. Kiểu ở đâu lại đi đổ lỗi cho ngành học và "giá như" vậy? Bắt tay vào và tìm cách bươn trải đi, làm nghề trái ngành cũng được, đúng ngành cũng được, biết vận dụng tư duy đầu óc là được. Nghĩ thoáng lên ạ'.
Hiện câu chuyện vẫn gây nhiều tranh cãi.
Link báo gốc:
Copy link
http://gioitre.baodatviet.vn/tot-nghiep-bang-gioi-diem-gpa-33-nu-cu-nhan-van-that-nghiep-lien-dang-dan-than-tho-nhan-duoc-nhieu-y-kien-trai-chieu-tu-sinh-vien-cua-truong-2053368.html
-
1Tình hình sức khỏe mới nhất của 35 học sinh bị ngộ độc slime ở Đà Nẵng
-
2Thí sinh có IELTS 6.5 sẽ được ĐH Y Hà Nội cộng điểm
-
31977 Vlog, Thủng Long Family 'ra mặt' thử thách dàn thí sinh Speak Up 2021
-
4'Người thầy doanh nhân' - mô hình học tập qua kinh nghiệm thực tế của sinh viên trường song ngữ
-
5Nam sinh 14 tuổi đâm bạn cùng trường sau khi được 'đàn em' học lớp 6 thuê với giá 200k?
-
63 trường hợp được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh
-
7Dịp lễ 30/4-1/5, học sinh Hà Nội được nghỉ tối đa 4 ngày
-
8Vừa xem vừa like mỏi tay với những hoạt động trải nghiệm có khả năng đốn tim sinh viên cực cao của các trường ĐH này
-
9Đại học FPT dẫn đầu xu hướng đưa trải nghiệm vào hoạt động giảng dạy
-
10Lạng Sơn: Do quá lười học, bé trai 10 tuổi bị cha ruột xích cổ khóa ở cột điện ven đường
-
11Nam sinh gây sốt khi vừa mặc tạp dề vừa chơi bóng rổ, câu chuyện phía sau khiến nhiều người cảm phục
-
12Êkip phim 'Ròm' phát động cuộc thi làm phim ngắn chuyên nghiệp tại HUTECH
-
13'Tôi đã quá mệt mỏi để sống' và những định kiến giới tính khiến tỷ lệ tự sát ở nam sinh cao gấp 1,5 lần nữ sinh'
-
14ĐH Sư phạm Hà Nội tăng gấp đôi chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tuyển thí sinh hạnh kiểm khá trở lên
-
15Hà Nội yêu cầu hạn chế học sinh trái tuyến, tránh quá tải trường học
-
16Trường học tại Hà Nội bị cấm thu các khoản ngoài quy định trong quá trình tuyển sinh
-
17Hà Nội: Một thí sinh có thể đăng ký 15 nguyện vọng vào lớp 10 THPT trường công lập
-
1838% học sinh lớp 10 THPT ở Hà Nội sẽ học trường ngoài công lập năm 2021
-
19Tuyển sinh lớp 10 THPT tại Hà Nội: Được 'linh hoạt' trong đăng ký, thí sinh có đổ dồn vào các trường 'tốp đầu'?
-
20Tuyển sinh 2021: ĐH Điện lực có xét tuyển dựa vào học bạ