Hollywood và ‘đứa trẻ quỷ quyệt’
Vì sao ‘đứa trẻ quỷ quyệt’ lại trở thành nguồn đề tài bất tận của Hollywood?
27/01/2021 10:31
‘Ai có thể giới thiệu cho tôi vài bộ phim có nhân vật đứa trẻ quỷ quyệt không?', tôi tình cờ đọc được bài đăng của một người dùng mạng xã hội Reddit. ‘Vợ tôi là giáo viên, và cứ khi kỳ nghỉ hè đến là cô ấy lại xem bộ phim The Bad Seed (1956) để ăn mừng việc trong 3 tháng liền không phải gặp trẻ con mỗi ngày…'
The Bad Seed là câu chuyện về một cô bé học sinh 8 tuổi, với bề ngoài xinh xắn và ngây thơ nhưng ẩn sau là sự ác độc bẩm sinh và bụng dạ đố kỵ đến bệnh hoạn, đã giết bạn học của mình chỉ để giành một tấm huy chương.
Lần này, người đàn ông muốn tạo bất ngờ cho vợ bằng cách tổ chức một buổi chiếu phim marathon kéo dài xuyên đêm với những bộ phim có nội dung tương tự như The Bad Seed. Cụ thể hơn, nhân vật chính cần có độ tuổi từ mẫu giáo đến lớp 3 – có lẽ là trùng độ tuổi với các học sinh của cô vợ giáo viên.
‘Đứa trẻ quỷ quyệt' đã trở thành một tuyến đề tài quen thuộc đối với Hollywood trong nửa thế kỷ trở lại đây, thậm trí đã lan tới các nền điện ảnh khác. Hầu như không có năm nào là không có một ‘đứa trẻ độc ác' mới xuất hiện và làm kinh hồn bạt vía khán giả tại các rạp chiếu phim trên toàn thế giới.
Có thể bạn đã xem nhiều bộ phim trong số này. The Omen, chuỗi phim bắt đầu xuất hiện từ năm 1976, kể về con trai của quỷ Satan trong hình hài một cậu bé ngây thơ coi giết người là trò tiêu khiển. The Brood (1979) kể về nhóm trẻ được ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính và là những cỗ máy giết người nhỏ bé nhưng vô cùng tàn bạo. Them (2006) lại là câu chuyện về những đứa trẻ hoàn toàn bình thường đột nhập và sát hại một cặp vợ chồng chỉ vì cặp đôi này không muốn chơi cùng chúng.
Exorcist (1973), đỉnh cao mọi thời đại của dòng phim kinh dị, cũng có nhân vật chính là một đứa trẻ 8 tuổi bị quỷ ám đến không còn cả nhân hình lẫn nhân tính. Đa số khán giả không dám xem Exocist quá một lần sau khi chứng kiến cảnh cô bé Regan, với vẻ mặt độc ác cùng cực, từ từ xoay cổ 180 độ trong tiếng xương gãy răng rắc và một giọng nói ám ảnh không thể phát ra từ người chứ đừng nói đến từ một bé gái.
Tại Châu Á, điện ảnh Nhật Bản không chịu thua kém với dòng phim kinh dị lấy nhân vật trẻ em làm chủ đạo. Ringu (1998) và Ju-On (2002) được đánh giá còn đáng sợ hơn các đối thủ Âu-Mỹ do hiểu hơn và khai thác hiệu quả hơn các yếu tố tâm lý của người xem. Battle Royale (2000), bộ phim được nhiều người cho là đã tạo cảm hứng cho sự ra đời của chuỗi phim The Hunger Games sau này, kể về một nhóm học sinh sát hại nhau bằng những cách thức tàn nhẫn nhất để sinh tồn. Thầy giáo, nhân vật người lớn hiếm hoi xuất hiện trong bộ phim và cũng chính là người đã buộc các học trò của mình phải tham gia cuộc chiến sinh tử khốc liệt này, lại được những nhà làm phim miêu tả một cách đầy bao dung như một nạn nhân của lũ trẻ.
Nếu mỗi khán giả làm một cuộc tổng kết nho nhỏ về những nhân vật phản diện gây ám ảnh nhất đối với họ trong các bộ phim kinh dị, thì tôi tin rằng đa số danh sách này sẽ có nhiều hơn một nhân vật trẻ em độc ác quỷ quyệt.
Vì sao ‘đứa trẻ quỷ quyệt' lại trở thành nguồn đề tài bất tận của các nhà làm phim đến như vậy? Và hiện tượng này liệu có phản ánh phần nào đó mối quan hệ người lớn – trẻ em trong đời thực?
Một số nhà bình luận cho rằng dòng phim kinh dị với nhân vật trẻ em phản ánh sự mất niềm tin của con người vào cái gọi là sự thánh thiện. Khi ngay cả trẻ em cũng trở thành hiện thân của cái ác thì sẽ không còn điều gì thực sự thuần khiết trên đời.
Một số nhà bình luận khác cho rằng dòng phim về ‘đứa trẻ quỷ quyệt' qua mấy chục năm vẫn hút khách do nó phản ánh tâm lý con người sợ hãi trước những điều họ không nhìn thấy. Trẻ em là những tờ giấy trắng, nhưng cũng không dễ nắm bắt do chúng sống trong một thế giới ảo thực lẫn lộn, không giống như thế giới của người lớn. Rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bất an về con cái, không biết chúng sẽ trưởng thành thành những con người ra sao, và cảm thấy mất kiểm soát với những đứa trẻ họ sinh ra.
Những nhận định này có lẽ là cách biểu đạt thơ mộng để tránh phải nói đến nguyên nhân trực diện và thẳng thừng hơn: ở một góc nào đó trong thế giới nội tâm của người lớn đang hiện hữu tâm lý chán ghét con trẻ. Sự phổ biến của dòng phim kinh dị lấy con trẻ làm nhân vật phản diện có nguyên nhân sâu xa từ chủ nghĩa cá nhân. Không phải tình cờ mà dòng phim này xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước – trùng thời điểm với sự trỗi dậy và thắng thế của chủ nghĩa cá nhân ở thế giới phương Tây. Sự phát triển kinh tế xã hội tạo điều kiện cho con người trở nên độc lập hơn, tập trung vào những nguyện vọng và ước mơ của bản thân nhiều hơn, nhưng cũng làm lỏng lẻo đi sự gắn kết ruột thịt mà tạo hóa trao cho con người với mục đích sinh tồn. Nhiều người lớn không còn coi con trẻ là sự nối dài cuộc đời của họ mà là sự phiền phức, cản trở trong sự nghiệp và cuộc sống cá nhân.
Người đàn ông mà tôi kể đến ở đầu bài viết đã nhận được hàng chục phản hồi với hàng chục gợi ý, đủ để tổ chức một buổi chiếu phim marathon kéo dài một tuần chứ không chỉ một đêm. Những bộ phim này có thể là cách để người vợ giáo viên của anh giải tỏa tâm lý sau một năm làm việc vất vả. (Chúng ta đều hiểu nghề giáo viên trong xã hội hiện đại là một nghề đầy áp lực và đòi hỏi sự kiên nhẫn nhiều khi là phi thường).
Còn mỗi người lớn chúng ta, mỗi khi chọn một bộ phim đề tài ‘đứa trẻ quỷ quyệt' để tiêu khiển trong một buổi tối cuối tuần, hãy bỏ ra một vài phút để tự đặt câu hỏi cho sự lựa chọn này. Bởi có thể, trong đó có những gợi ý về thực tế mối quan hệ hiện tại của chúng ta với những đứa trẻ xung quanh mình.
>> Xem thêm: 'Nam Sinh Số 11' - Phim kinh dị rùng rợn lấy bối cảnh học đường
>> Xem thêm: Để gió cuốn đi...
Link báo gốc:
Copy link
http://gioitre.baodatviet.vn/hollywood-va-dua-tre-quy-quyet-2057660.html
-
1'Cuộc chiến thượng lưu' phần 2: Lộ chi tiết Ro Na chính là người bị xô chết, Ju Dan Tae - Seo Jin vui vẻ làm đám cưới
-
2Review nóng 'Gái già lắm chiêu V': Còn 'nông' và 'tham' nhưng vẫn đáng xem vì dàn diễn viên chính 'amazing good job'
-
3'Penthouse 2' tập 5: Danh tính nữ sinh bị xô ngã cầu thang được tiết lộ, thủ phạm gây bất ngờ
-
4'Penthouse 2' trailer tập 6: Cheon Seo Jin - Ha Yoon Cheol 'hợp lực' đổ hết tội lỗi cho Seok Kyung, nhân vật mới được mong chờ nhất xuất hiện?
-
510 bộ phim Hàn ra mắt trong năm 2003: Từ 'siêu phẩm' truyền hình đến 'quái vật' điện ảnh hút mắt
-
6Với cái kết bi thảm, 'Penthouse 2' tiếp tục đạt tỷ suất người xem cao nhất trong tập 5
-
7Họp báo 'Gái già lắm chiêu V' tại Hà Nội: NSND Lê Khanh nhắc nhở mình phải thận trọng với Kaity Nguyễn
-
8Profile dàn sao 'Cẩm Tâm Tựa Ngọc': Chung Hán Lương cùng bí ẩn về người vợ chưa có lời giải, Dĩnh Nhi bị xem là 'cái gai' khi vô duyên tiết lộ chuyện Dương Mịch mang thai
-
9'Penthouse 2': Ác tận cùng xã hội, netizen vẫn ca thán 'cô giáo' Cheon Seo Jin thật đáng thương!
-
10'Sisyphus: The Myth' trailer tập 7: Park Shin Hye và Jo Seung Woo hợp tác cùng giám đốc Park, thân phận của Sigma bị lộ tẩy?
-
11'Hồ sơ cá sấu' tập 27: Huyền Lizzie cắt đứt quan hệ với chị gái Kiều Anh, lại còn đòi xét nghiệm ADN
-
12Trấn Thành mắt đỏ hoe, khóc nức nở ngày 'Bố Già' ra mắt, nói gì về khuyết điểm của mình trong 10 năm theo diễn xuất?
-
13Nhặt 'sạn' phim 'Hướng dương ngược nắng': Tên nhân vật thay đổi 'xoành xoạch'
-
143 thuyết âm mưu 'nếu là thật thì sốc chết mất' của 'Penthouse': Rona là chị em cùng cha với Eunbyul, Hye In phẫu thuật thành Min Seol A
-
15'Phốt' động trời của dàn cast 'Penthouse': Lee Ji Ah mang tiếng 'người đẹp nói dối', 'bé Heri' đóng cảnh nóng khi còn nhỏ
-
16Phim truyền hình Việt có đang lạm dụng cảnh cưỡng hiếp?
-
17Đáng chú ý trong 4 tập đầu 'Penthouse 2': Hôn nhân giả tạo của Oh Yoon Hee, Eunbyul đòi Seok Hoon lợi dụng tình cảm của mình
-
18Đình Tú 'đốn tim' fan nữ ở hậu trường 'Hướng dương ngược nắng'
-
19'Mouse' giảm tại tập 2, 'Sisyphus: The Myth' của Park Shin Hye 'tụt dốc' với rating thấp kỷ lục
-
20Biểu ca chung tình của 'Mr. Queen' chốt kèo tham gia 'Sông đón trăng lên' thay cho Ji Soo