Giảng viên trẻ nhất ĐH Bách Khoa sở hữu bảng thành tích cực ‘khủng’ gây sốt
Chàng trai 9X Dương Văn Lạc đạt bằng tốt nghiệp xuất sắc và trở thành giảng viên trẻ nhất ĐH Bách Khoa với bảng thành tích cực “khủng”.
02/05/2015 14:05
“Sốt sình sịch” nhờ tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc hiếm có tại trường ĐH Bách Khoa
Nghe tới tên ngôi trường Đại học danh giá - Đại học Bách Khoa Hà Nội, ai ai cũng phải thừa nhận đây là một môi trường học tập khá vất vả và… “khó nhằn”. Sinh viên tại ngôi trường này vẫn thường bông đùa nhau bằng câu nói quen thuộc: “Ở Đại học Bách Khoa, tốt nghiệp bằng khá đã khó, bằng giỏi hiếm, bằng xuất sắc thì… vài năm, hiếm lắm mới có một người”.
Ấy vậy mà nhân vật “của hiếm” ấy cuối cùng cũng lộ diện sau khi tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc của anh chàng được công bố trên fanpage trường, và được cư dân mạng truyền tay nhau từ ngạc nhiên đến trầm trồ kính phục. Chủ nhân của tấm bằng “gây sốt” ấy chính là 9X Dương Văn Lạc (SN 1991, Thanh Hóa) – thầy giáo trẻ nhất tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Thầy giáo Dương Văn Lạc.
Với điểm tổng kết 3.66/4.0 (quy đổi 9.32/10), Dương Văn Lạc trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học Bách khoa với loại xuất sắc “hiếm có” và của Thành phố Hà Nội năm 2014. Điểm số đó cũng được coi là tổng điểm cao nhất trong ngành Kỹ thuật cơ điện tử - Chương trình Kỹ sư tài năng của ngôi trưởng “khó nhằn” này từ trước đến nay.
Khi những hình ảnh về chàng trai “con nhà người ta” Dương Văn Lạc được cộng đồng mạng tìm kiếm như từ khóa “hot”, thì “nhân vật chính” lại bình thản chia sẻ: “Đúng bằng giỏi ở Bách Khoa rất khó, cuất sắc thì cực kỳ khó… Tuy nhiên, mình không đánh giá cao bằng cấp lắm, mà quan trọng nhất ở năng lực, ở khả năng thích ứng cái mới. Về bằng cấp thì cũng nói lên 1 phần năng lực, quan trọng nhất là phát huy năng lực của mình vào đâu cho phù hợp”.
Tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc của 9X khiến nhiều người... choáng
Thầy giáo trẻ nhất trường Bách Khoa cũng cho biết, khi nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, ngoài trạng thái “sốc” thì anh luôn tự nhủ: “Mình càng phải chiến đấu hết mình hơn nữa, cống hiến hơn nữa, chiến chiến thôi”.
Niềm đam mê, nhiệt huyết và tinh thần nỗ lực không ngừng nghỉ ấy là thói quen kiên trì kể từ khi 9X này còn là học sinh, mà kết quả quý giá anh nhận được, không chỉ là gần 40 tấm bằng khen, hàng chục học bổng, huy chương… mà còn là niềm hạnh phúc khi vượt lên hoàn cảnh khó khăn để được sống, cống hiến và làm việc mình yêu thích.
Nỗ lực từng bước để đến đỉnh vinh quang
Ít ai ngờ rằng, phía sau những thành tích “khủng” khó có thể tưởng tượng nổi ấy là cả một câu chuyện dài về sự kiên trì, nỗ lực từ một cậu sinh viên kém nổi bật.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại miền đất Thanh Hóa, Lạc không có điều kiện để học tập tốt, ôn luyện tốt như nhiều bạn bè cùng trang lứa. Học trường làng, không trường chuyên, lớp chọn, chưa từng đạt giải Quốc gia… là “vạch xuất phát” không chút nổi bật của chàng trai tài giỏi này.
Gần 40 tấm bằng khen treo kín góc nhà Dương Văn Lạc.
Nhưng với niềm đam mê lớn với đồ điện tử, Dương Văn Lạc đã không ngần ngại đăng kí ngôi trường danh tiếng và “khó nhằn” là Đại học Bách Khoa với số điểm 27/30.
Cố gắng với từng môn học, lịch học dày đặc, Lạc vẫn dành khoảng thời gian trống để làm thêm công việc gia sư đỡ đần bố mẹ kinh phí sinh hoạt đắt đỏ tại Thủ đô. Suốt 5 năm học tập tại ngôi trường ấy, Lạc đều làm quen với thời gian biểu: 3h sáng là giờ ngủ, nhịn ăn sáng lên giảng đường, học và học…
Cũng bởi những nỗ lực phi thường và bền bỉ ấy, từ một sinh viên đứng top giữa, 9X này đã trở thành cái tên được vinh danh trong nhiều cuộc thi, lễ tôn vinh… nhờ thành tích học tập dẫn đầu và hàng chục giải thưởng danh giá đáng nể. Anh cũng được giữ lại trường và trở thành giảng viên giảng dạy bộ môn Cơ học Kĩ thuật tại Đại học Bách Khoa.
Nụ cười hạnh phúc cùng vòng nguyệt quế vinh quang.
Anh chia sẻ: “Mình chẳng có phương pháp học tập nào cả, mà chỉ cần nhớ là luôn phải tiến lên, học với đam mê của mình, ắt sẽ thành công nếu năng lực đủ. Với mình, quan điểm sống được đề cao luôn là kiên trì, làm làm làm và làm, làm việc, sống cống hiến hết mình.”
Cùng với tinh thần “luôn luôn phải đi lên, dừng lại là thụt lùi” ấy, 9X vượt qua mọi khó khăn, rào cản trong cuộc sống một cách bình tĩnh và luôn truyền cảm hứng đó cho những học trò 9X của mình.
Đam mê truyền thụ lại từng kiến thức quý giá trường học và trường đời từng tôi luyện mình, Dương Văn Lạc luôn khiến những tiết học uể oải, bài giảng khô khan thành những giờ học thú vị nhờ sự hòa đồng, hài hước và phong cách rất “dị”. Những cụm từ như “giáo sư Lạc”, “thánh lập trình” đều được sinh viên ưu ái đặt cho người thầy trẻ tuổi, tài năng, dễ gần Dương Văn Lạc.
Là một người luôn muốn được làm việc, cống hiến nhiều hết sức có thể, thầy giáo 9X này vẫn “đứng ngồi không yên” bởi không chấp nhận lối dạy chỉ có lí thuyết mà thiếu thực tiễn. Bởi vậy, Dương Văn Lạc đã xin nghỉ dạy và chuyển sang làm kỹ sư tại Tập đoàn Viettel.
9X tài năng này vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm ham cống hiến: “Mình sẽ làm thật tốt ở Viettel để có nhiều thành tích hơn nữa, 1-2 năm tới có cơ hội, mình sẽ về Bách Khoa giảng dạy rồi đi học tiến sĩ, tiếp tục sự nghiệp giáo dục, cống hiến cho đất nước.”
Tên: Dương Văn Lạc
Tuổi: 1991
Nghề nghiệp: Kỹ sư tại R&D Viettel, Giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thành tích:
+ Học bổng khuyến khích, ĐHBKHN từ 2009 – 2014.
+ Học bổng VALLET, Tổ chức khoa học và giáo dục “Gặp gỡ Việt Nam” trong 3 năm 2011- 2011, 2012- 2013 và 2013- 2014.
+ Học bổng TOYOTA Công ty TOYOTA, 2011 – 2012.
+ Học bổng PVFC Tổng công ty dầu khí Việt Nam, 2012 – 2013.
+ Học bổng PACIFIC Công ty PACIFIC, 2013.
+ Giải thưởng KOVA, Công ty KOVA, 2013 và 2014.
+ Học bổng vinh danh họ Dương 2014.
+ Bằng khen “Giải Nhất Olympic Quốc gia môn ứng dụng tin học trong cơ học”, Bộ Giáo dục & Hội Cơ học VN các năm 2010-2011 và 2013-2014.
+ 3 Bằng khen “Giải Nhì Olympic Quốc Gia môn Cơ Lý Thuyết”, Bộ Giáo Dục & Hội Cơ Học VN các năm 2010-2011, 2012-2013 và 2013-2014.
+ Bằng khen “Ba Olympic Quốc Gia môn Thủy lực”, Bộ Giáo Dục & Hội Cơ Học VN các năm 2011-2012.
+ Bằng khen “Thủ khoa xuất sắc” tốt nghiệp các trường ĐH, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố HN năm 2014.
+ Giải thưởng Honda Y-E-S năm 2014, Quỹ Honda Foundation.
Link báo gốc:
Copy link
-
1Mặc áo dài đóng kịch Tấm Cám, nam sinh gây sốt với 'vòng eo con kiến', lần đầu tiên dì ghẻ được khen nức nở như thế này!
-
2Nữ sinh gây sốt vì giống Lâm Vỹ Dạ giành Quán quân cuộc thi tuần Olympia
-
3Các thế hệ Giảng viên, sinh viên xót xa trước sự ra đi của PGS.TS Lưu Văn An - Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
-
4Trung Quốc đề xuất cấm giáo viên và học sinh yêu nhau nhằm giảm thiểu lạm dụng tình dục học đường
-
5Bảng quy đổi điểm IELTS xét tuyển vào các trường đại học top đầu năm 2021
-
6Quang Hải nhận học bổng trường ĐH Kinh tế
-
7Những gương mặt hot teen đình đám nào sẽ cùng lứa 2k3 vượt bão kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay?
-
8Học viện Cảnh sát có lượng chỉ tiêu riêng với thí sinh đạt 7.5 IELTS trở lên
-
9Xét tuyển lớp 10 vào trường công lập ở Hà Nội tính điểm như thế nào?
-
10Nổi bật nhất tại khu vực khán giả vì quá xinh đẹp, cô gái được cameraman ưu ái, dân mạng thi nhau tìm info
-
11Chính thức: Học sinh lớp 12 Hà Nội phải làm bài thi khảo sát vào ngày 11,12/ 5
-
12Nữ sinh đánh nhau, nhắn tin gọi chị: Mới chuyển về trường
-
13Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021: Cơ hội nào cho thí sinh vào các trường đại học, cao đẳng?
-
14Từ nhân viên bảo vệ đến 'hiệu trưởng quốc dân': Chàng trai nghèo bỏ học giữa chừng tự tay viết nên vận mệnh khiến cả Trung Quốc ngưỡng mộ
-
15Hà Nội: Thí sinh thi vào lớp 10 được phép nộp đơn xin đổi khu vực tuyển sinh
-
16Lịch thi tuyển vào lớp 10 năm 2021 của TP. Hồ Chí Minh
-
17[Infographic] Hà Nội điều chỉnh thời gian tuyển sinh đầu cấp từ mầm non đến THCS
-
18ĐH Y Hà Nội dự kiến tuyển 10% chỉ tiêu ngành bác sĩ đa khoa có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế