Mô hình trường chuyên - Những hiệu quả hiện hữu và cơ hội phát triển của học sinh
Việc ban hành dự thảo về quy chế mới của mô hình trường chuyên cấp THPT đang gây chú ý với giáo viên, học sinh và những người quan tâm tới giáo dục.
30/11/2022 18:16

Những điểm mới trong dự thảo quy chế trường chuyên
Từ nhiều năm nay, trường THPT chuyên luôn có sức hút đặc biệt đối với học sinh và phụ huynh ở mỗi địa phương. Chính vì thế việc ban hành dự thảo về quy chế mới của mô hình trường học này ngay lập tức gây chú ý trong cộng đồng những người quan tâm tới giáo dục.
Chỉ còn 2 tuần nữa, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ĐT) sẽ kết thúc việc lấy ý kiến Dự thảo về Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên.
Cụ thể, dự thảo Thông tư mới chỉ còn 22 điều so với 32 điều trước đây. Nhiều điều đã được lược bớt, hoặc thay đổi: bỏ quy định lớp thường trong trường chuyên; bỏ quy định học sinh chuyển khỏi lớp chuyên; giới hạn quy định chuyển trường của học sinh trường chuyên; bãi bỏ bộ phận nghiên cứu khoa học trong trường chuyên; bỏ yêu cầu trình độ của quản lý trường chuyên...
Băn khoăn xung quanh đề xuất bỏ lớp cận chuyên
Điểm đáng chú ý của dự thảo lần này là quy định không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên. Trước đó, mô hình lớp không chuyên hay thường gọi là cận chuyên trong trường chuyên từng được Bộ GD&ĐT quy định tại Thông tư 06/2012 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên.
Em Bùi Hoàng Mai Anh - trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - bày tỏ: 'Không nên bỏ hệ thống cận chuyên. Hệ thống cận chuyên cung cấp cho học sinh rất nhiều cơ hội'.
Cô giáo Nguyễn Khánh Hà - trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên - chia sẻ: 'Vẫn nên duy trì lớp không chuyên vì đó chính là cơ hội lớn cho các em thể hiện bản thân và vươn xa hơn trong tương lai'.
Cô giáo Vũ Thị Thu Trang - trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội - cho biết: 'Thực tế học sinh lớp không chuyên có nhiều em tham gia thi học sinh giỏi và đạt giải, thậm chí thủ khoa, đạt học bổng'.
Em Đinh Bảo Khánh - trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội - cho hay: 'Em được giải quốc gia để cố gắng khẳng định mình học hệ cận chuyên nhưng vẫn không thua kém gì học sinh chuyên'.
Phát triển trường chuyên cần chính sách đặc thù
Từ chia sẻ của người học và người dạy, có thể hiểu phần nào về vị trí thúc đẩy chất lượng giáo dục của mô hình lớp cận chuyên trong hệ thống các trường chuyên. Từ góc độ những người đứng đầu các trường chuyên hiện nay, việc duy trì các lớp cận chuyên còn có một vai trò khác. Thực tế không chỉ đóng góp trong đào tạo học sinh khá, giỏi mà nhờ có nguồn kinh phí thu được từ các lớp cận chuyên đã giúp các trường duy trì hoạt động tốt hơn.
Với mức kinh phí được cấp 4,7 tỷ đồng/năm, trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội chỉ đủ trả lương cho giáo viên và duy trì hoạt động của trường trong 7 tháng. Vì thế, nhờ có nguồn thu mức học phí cao hơn 300.000 đồng của hệ không chuyên so với hệ chuyên đã giúp trường giải được bài toán thiếu hụt cho 5 tháng còn lại.
Hiện, sĩ số các lớp không chuyên chiếm từ 20% đến 40% tổng số học sinh ở các trường. Không chỉ đóng góp về nguồn thu mà sĩ số này cũng đảm bảo quy mô để các trường chuyên dễ dàng tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện.
Sau 10 năm triển khai các lớp cận chuyên, mô hình này đã dần định hình và phát huy nhiều hiệu quả trong thực tế. Vì vậy, việc xóa bỏ các lớp này để trường chuyên trở lại sứ mệnh đào tạo mũi nhọn thì ngành giáo dục và các địa phương phải xây dựng được các cơ chế đặc thù.
Hiện, việc bỏ hay không bỏ lớp không chuyên trong trường chuyên vẫn nhận được ý kiến đa chiều từ phía dư luận. Dù lựa chọn tổ chức trường chuyên theo phương án nào thì theo các chuyên gia Bộ GD&ĐT vẫn cần phải tính toán để đặt quyền lợi học sinh trong vị trí trung tâm.
Nỗ lực phát triển trường chuyên thành điểm sáng giáo dục
Ngoài thông tin gây chú ý về đề xuất bỏ lớp không chuyên thì việc công bố dự thảo lần này đang cho thấy mô hình này sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển hơn. Cụ thể, rất nhiều ưu tiên cho trường chuyên được nêu trong dự thảo này như: bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bảo đảm đủ định mức, đạt tiêu chuẩn quy định; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; được liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu khoa học; bố trí kinh phí chi thường xuyên để bảo đảm cho các hoạt động giáo dục, chế độ đãi ngộ người dạy, chế độ ưu tiên cho người học…
Thực tế thời gian qua, trước khi có dự thảo quy định cụ thể các chính sách ưu tiên cho trường chuyên, nhiều địa phương đã đẩy mạnh quan tâm đầu tư cho mô hình này trở thành điểm sáng giáo dục tại các tỉnh.
Từ các huyện xa xôi của tỉnh Phú Thọ, khi trúng tuyển vào trường THPT chuyên Hùng Vương, Phương Lan và các bạn bè của em được bố trí chỗ ăn chỗ ở đầy đủ. Trở thành thành viên của đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, Phương Lan tiếp tục nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của nhà trường từ học bổng, tài liệu cho tới chương trình bồi dưỡng.
Đầu tư cho giáo dục mũi nhọn nên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường đã đem lại kết quả đột phá. Năm học 2021 - 2022, trường THPT chuyên Hùng Vương có 50 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Những chính sách ưu tiên cho giáo viên và học sinh sẽ tiếp tục được bổ sung khi quy chế đặc thù của nhà trường chính thức được triển khai trong thời gian tới.
Một cơ sở mới khang trang với mức đầu tư hơn 400 tỉ đồng cũng sẽ chính thức hoạt động trong tháng 12 này, đúng dịp kỉ niệm 40 năm thành lập trường THPT chuyên Hùng Vương.
Không riêng Phú Thọ, thời gian qua, nhiều địa phương đã quan tâm hơn đến công tác bồi dưỡng nhân tài, gia tăng chất lượng đào tạo thông qua đầu tư phát triển hệ thống trường chuyên. Sự phát triển của các trường chuyên chính là cú hích để phát triển cho hệ thống giáo dục phổ thông tại các tỉnh.
Nhìn nhận phát triển trường chuyên trong đổi mới giáo dục và đào tạo, hiện nhiều địa phương đang tiếp tục củng cố, phát huy tính tiên phong, mũi nhọn của mô hình này để lan tỏa trong hệ thống các trường phổ thông, đặc biệt là về phương pháp, cách thức tổ chức và khoa học giáo dục.
Link báo gốc:
Copy link
https://vtv.vn/giao-duc/mo-hinh-truong-chuyen-nhung-hieu-qua-hien-huu-va-co-hoi-phat-trien-cua-hoc-sinh-20221130112412087.htm
-
1Uống trà sữa do người lạ đưa, nhiều học sinh nhập viện
-
2Khảo sát tiếng Anh của 47.000 giáo viên: Sở khẳng định không phải kiểm tra trình độ cá nhân
-
3Gần 800.000 thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025
-
4Hôm nay (18/4), hạn cuối nộp phiếu dự tuyển lớp 10
-
5TP Hồ Chí Minh ấn định thời gian tuyển sinh đầu cấp
-
6'Tiếp sức đến trường' 2025 trao 1.200 suất học bổng cho học sinh khuyết tật
-
7Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG TP HCM chỉ có 1 giải nhất
-
8Trường ĐH Cửu Long tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về đổi mới giảng dạy, học tập
-
9Phương án tuyển sinh vào lớp 10 của 84 trường công tự chủ tài chính và tư thục tại Hà Nội
-
10Cúp Bóng rổ Kun Siêu Phàm – Thêm một sân chơi vui khỏe của thương hiệu Kun
-
11Đưa nhạc kịch tới với học đường
-
12Sống chung với AI
-
13Lắng nghe 'tiếng mẹ đẻ'
-
14Công bố kết luận thanh tra về tài chính tại 2 trường THPT ở TP HCM
- Bắt đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy và sử dụng giấy tờ giả
- Văn Toàn lo lắng vì Nam Định bị Hà Nội rút ngắn khoảng cách điểm
- Xử lý trường hợp đăng thông tin sai sự thật liên quan đến việc sáp nhập tỉnh
- Tử vi 12 cung hoàng đạo 22/4/2025: Cự Giải đừng mù quáng
- Tận thấy loài cây nổi u cục khắp thân giúp nông dân 'hốt bạc'
- Người đàn ông dùng dao đâm người khác rồi cố thủ trong chung cư
- Hot face sao Việt: Lan Khuê ăn mặc sang chảnh đi sự kiện
- Vì sao nhiều người trẻ mắc chứng đau cổ vai gáy?
- Việt Nam lọt top điểm lặn biển được du khách quốc tế yêu thích
- Người mẫu Lê Trung Cương lên tiếng về phát ngôn gây phẫn nộ
- Nữ công nhân môi trường ở Hà Nội bị tông tử vong
- Sự thật 'động trời' về 55 hài cốt trong mộ cổ 5.000 tuổi
- Phát hiện đường dây chuyên cung cấp ma túy cho các điểm ăn chơi
- Loại gỗ đắt đỏ được ví như 'vàng đen', thế giới khát khao săn lùng
- Ngỡ ngàng lời giải thích của người đàn ông khuyết tật chạy xe như diễn xiếc ở Bình Dương
- Ông Trump hy vọng đạt thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine những ngày tới
- Lao ra cứu em, hai anh em cùng tử vong thương tâm
- CLIP: CSGT Đà Nẵng dời điểm cấp đổi GPLX, rút ngắn thời gian chờ
- Truy tìm tung tích nạn nhân trôi dạt vào bờ biển ở Hà Tĩnh
- Thông tin mới vụ phá đường dây thuốc giả quy mô toàn quốc
- Vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Đã thu hồi được 8.600 tỷ đồng
- Tóc Tiên và Kay Trần cùng SOOBIN đưa ra bộ tiêu chí lựa chọn tân binh
- Sự trở lại của Hồng Hạnh - nữ hoàng nhạc nhẹ thập niên 1990
- Quảng Bình: Tìm thấy thi thể 2 học sinh đuối nước trên sông Dinh
- Chi tiết 51 phường, xã của Lâm Đồng sau sắp xếp đơn vị hành chính
- Mãn nhãn chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024
- Giảm án cho vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan
- Từ hôm nay 21-4, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
- Mạng xã hội xôn xao người đàn ông khuyết tật chạy xe máy như diễn xiếc trên đường
- BVĐK Tâm Anh, VNVC đưa thông tin y tế chuẩn khoa học lên TikTok
- Nữ quân nhân tập diễu binh gây sốt bởi nhan sắc chuẩn sao Hàn
- Nữ streamer Phan Hoàng Thiên Thy tái xuất, body khiến fan nam u mê
- Quận 1 tăng tốc 'khoác áo mới' cho vỉa hè
- Choáng ngợp trước ngôi làng không có đường đi đẹp như tranh vẽ
- Con gái NSND Trần Nhượng lộ lý do chia tay bạn trai hot boy
- Mailisa tổ chức Pháp Hội khấn an trước khi trao nhà tình nghĩa
- Thời tiết TP HCM hôm nay, 21-4: Nắng nóng tập trung từ 12-16 giờ
- 'Hot girl trứng rán' thông báo có tin vui, tạo bất ngờ cho chồng
- Bắt nhanh đối tượng dùng rựa cướp tài sản
- Nữ streamer bất ngờ rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm vì quá đẹp
- Dự đoán ngày mới 22/4/2025 cho 12 con giáp: Dần tăng tốc
- Hồng xiêm rất ngon nhưng nhóm người này không nên ăn
- 'Cam thường' check vóc dáng Louis Phạm có 'bốc lửa' như clip tự đăng?
- Cuộc sống của Doãn Quốc Đam trước ồn ào quảng cáo sữa giả
- Khoảnh khắc Giáo hoàng Francis xuất hiện tại Thánh lễ Phục sinh
- TikToker Xuân Ca khoe vóc dáng gợi cảm hậu 'đại tu' nhan sắc
- Choáng với 'búp bê tình yêu' Hitler đặt làm cho binh sĩ Đức
- Sự thật sặc cười đằng sau những bức ảnh nghìn like trên mạng xã hội
- Xúc động ký ức ngày 30/4: 'Giải phóng rồi, về với bầm rồi!'
- Cựu 'hot girl ngực khủng' Elly Trần bị soi ảnh 'bẻ cong' vạn vật