Tờ The Paper đưa tin về câu chuyện của bà Trần năm nay 50 tuổi (ở Trung Quốc) mắc bệnh tiểu đường đã nhiều năm, đang dùng thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh.
Kể từ khi biết mình mắc bệnh tiểu đường, bà Trần bỏ ăn thịt và chuyển sang chế độ ăn chay. Biết điều đó, cả gia đình ai cũng yên tâm vì thịt vốn là thực phẩm giàu chất béo, dễ khiến đường huyết tăng cao. Trong khi rau củ, đồ ăn chay lại có lượng chất béo thấp nên có thể kiểm soát được căn bệnh mà bà Trần mắc phải.
Tuy nhiên, khoảng một tuần trước, bà đột ngột ngất xỉu giữa nhà. Khi được đưa đi viện, tình trạng glucose máu rất cao, bác sĩ chỉ định đây là tình trạng tăng áp lực thẩm thấu - biến chứng chuyển hóa của bệnh đái tháo đường. Tình trạng này thường gây hôn mê, co giật và tử vong. Dù được các bác sĩ cấp cứu nhưng bà Trần vẫn không qua khỏi.
4 thực phẩm chay này khiến đường huyết tăng vọt
Nguyên nhân khiến bà Trần mất kiểm soát lượng đường trong máu có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn chay của bà. Ai cũng nghĩ ăn chay rất tốt cho bệnh tiểu đường, tuy nhiên các bác sĩ nói rằng có nhiều món ăn chay thậm chí còn giàu chất béo hơn cả thịt. Chính vì bà Trần quá lạm dụng đồ chay, đồng thời chủ quan không theo dõi đường huyết nên gây ra biến chứng trên.
Bác sĩ cũng chỉ rõ 4 loại thực phẩm chay mà người bệnh tiểu đường nên tránh xa.
1. Đồ chay nhiều tinh bột
Các loại thực phẩm như khoai tây, khoai lang, bánh ngọt và đồ ăn nhẹ đều rất giàu tinh bột. Sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng được ruột tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thành glucose, gây tăng nhanh lượng đường trong máu.
2. Bánh bao chay
Bánh bao chay cũng là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy món này không chứa thịt nhưng thường chứa các loại nhân ngọt từ các loại đậu... chúng vừa giàu tinh bột, lại có vị ngọt, giàu calo... nên đương nhiên có thể làm tăng đường huyết.
Bánh bao chay vừa giàu tinh bột, lại có vị ngọt, giàu calo... nên có thể làm tăng đường huyết.
3. Đồ chiên
Phần lớn đồ chay chính là các món chiên. Loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo bão hòa, hấp thụ lâu dài gây tăng lipid máu trong cơ thể, đồng thời làm tăng đường huyết.
4. Món chay giả thịt
So với các món thịt, bản thân món chay có hương vị nhẹ nhàng hơn, nguyên liệu an toàn hơn.
Nhưng để đồ chay có ngoại hình và hương vị hấp dẫn, nhiều người sẽ bổ sung thêm gia vị mắm, muối, đường, chất tạo mùi, tạo ngọt... để làm đồ chay giả thịt. Những thực phẩm này không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Các món chay giả thịt có thể khiến đường huyết tăng vọt.
Đi tiểu thấy dấu hiệu này nên cảnh giác với bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu tăng cao, trong nước tiểu sẽ xuất hiện một số triệu chứng bất thường.
1. Đi tiểu có kiến bu
Đường trong nước tiểu chỉ xuất hiện khi đường huyết sẽ ở mức cao hơn khả năng tái hấp thu của thận. Khi đó, lượng đường vượt ngưỡng sẽ bị bài tiết cùng với nước tiểu. Đường trong nước tiểu chính là nguyên nhân thu hút kiến.
Khi bạn nhận thấy có dấu hiệu này, cần đến bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh tiến triển quá nặng dễ gây nên biến chứng cho tim mạch, .
2. Nước tiểu có bọt
Khi chúng ta đi vệ sinh, nước tiểu thi thoảng sẽ nổi bọt, nhưng số bọt này sẽ dễ dàng biến mất sau một thời gian ngắn. Nhưng nếu bạn thấy rằng số bọt này không biến mất trong một thời gian dài, đó thực sự là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
3. Nước tiểu có mùi bất thường
Bệnh tiểu đường sẽ khiến nước tiểu của người bệnh có mùi bất thường, thường là mùi táo thối.
90% bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa và kiểm soát được
Câu nói 'phòng bệnh hơn chữa bệnh' đặc biệt đúng với bệnh tiểu đường, để phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường cần phải thực hiện 3 điều này:
- Trước hết, một chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng đối với sức khỏe, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày. Đồng thời ăn càng ít thực phẩm nhiều đường và chế biến sẵn càng tốt.
- Thứ hai, theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên là trọng tâm của việc quản lý bệnh tiểu đường.
Những người mắc bệnh tiểu đường không tiện đến các cơ sở y tế để xét nghiệm có thể sử dụng máy đo đường huyết tại nhà.
- Cuối cùng, tập thể dục và kiểm soát cân nặng cũng rất quan trọng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ít vận động hơn 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 88%. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 3 đến 5 lần một tuần.
Tập thể dục có thể cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể và kiểm soát cân nặng. Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.