Nói về hôn nhân, thường chỉ là những vấn đề nho nhỏ mang tầm nội bộ. Thế nhưng, có ai ngờ rằng những việc tưởng như 'lông gà vỏ tỏi' lại có khả năng phá nát mối quan hệ gia đình ngay tức khắc.
Bởi vậy mới nói, có những điều cần được lưu ý từng chút một để tránh tạo nên những mâu thuẫn lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ.
Trước tiên chúng ta phải nắm được hôn nhân thường xảy đến những vấn đề gì. Dưới đây là các gạch đầu dòng cần lưu ý.
Vấn đề giao tiếp
Vợ và chồng đến từ hai môi trường sống khác nhau, có kinh nghiệm sống khác nhau. Bởi vậy không ai có thể hoàn toàn hiểu được lời nói và hành động của đối phương. Sự xuất hiện của mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Nhưng làm thế nào để giải quyết và giải quyết gọn ghẽ bằng cách nào đây? Điều đáng chú ý nhất chính là giao tiếp. Bất cứ vấn đề nào xảy đến, hai vợ chồng cũng phải giao tiếp với nhau.
Hai vợ chồng cũng nên đặt ra một số nguyên tắc khi nói chuyện sau mỗi lần xích mích. Ví dụ như không được to tiếng, phải nói khi con đã ngủ hoặc đừng ra lệnh cho ai bất cứ điều gì. Bởi thế, trong hôn nhân, giao tiếp thế nào cho đúng cũng là điều cần lưu ý đấy.
Vấn đề niềm tin
Sự tin tưởng là nền tảng cho hôn nhân phát triển bền vững và lành mạnh. Xét cho cùng, hôn nhân là mối quan hệ cộng sinh được thiết lập bởi hai cá nhân độc lập. Là cá nhân độc lập nên mỗi người đều có suy nghĩ và cảm xúc riêng. Do đó, cần phải có sự tin tưởng lẫn nhau giữa cả hai.
Tuy nhiên, nói miệng thì luôn dễ hơn bắt tay vào làm. Muốn đối phương tin mình thì bạn phải thể hiện cho họ thấy mình là người đáng tin. Hơn thế, hai bạn đều phải tỏ ra mình là người có thiện chí, tạo cho đối phương sự an tâm. Có như vậy mối quan hệ của cả hai mới bền chặt qua năm tháng.
Công việc nhà
Nhiều lần, các cặp vợ chồng phải cãi cọ vì việc nhà. Nhiều người vợ phàn nàn ông chồng của mình lười biếng và không muốn làm việc nhà. Phụ nữ cũng bận rộn với bên ngoài nhưng về nhà vẫn phải phục vụ chồng con.
Nếu tình trạng này duy trì lâu dài thì tình cảm giữa cả hai kiểu gì cũng sứt mẻ. Thay vì vậy, hai vợ chồng nên giải quyết cùng nhau. Bạn có thể làm một bảng các vấn đề gia đình để cho cả hai cũng thấy trách nhiệm của mình khi ở nhà. Nếu người này nấu nướng, người kia giặt đồ hoặc làm vườn. Nếu không có ai thích làm việc nhà thì phải có khả năng chi tiền để thuê người làm hết.
Vấn đề tiền bạc
Mỗi người có môt sự hiểu biết và tiêu tiền khác xa nhau. Một số người hào phóng, luôn nghĩ cách tiêu tiền khi kiếm được. Số khác cho rằng nên chi tiêu cẩn thận và tiết kiệm hơn. Quan điểm khác nhau và chi tiêu khác nhau thường dẫn đến các cuộc cãi vã giữa cả hai.
Do đó trước tiền hai vợ chồng cần thao luận về tiền bạc một cách thật bình tĩnh. Thứ hai thẳng thắn nói với bạn đời về tình hình tài chính hiện tại, đừng giấu giếm nợ nần hoặc lương bổng.
Thứ ba, đừng đổ lỗi cho nhau mỗi khi phạm sai lầm trong chi tiêu. Cả hai cần bàn bạc để lần sau rút kinh nghiệm hơn, tránh những bất đồng không đáng có. Thứ tư, cả hai người nên phân rõ ràng về tiền bạc trong hôn nhân. Đây là vấn đề nhạy cảm nên càng nói rõ sớm thì càng tốt cho mối quan hệ.
Đánh rơi thói quen sau hôn nhân
Nhiều người có tư tưởng rằng sau khi kết hôn mọi chuyện là 'sự đã rồi'. Họ nghĩ đối phương là của riêng mình, chẳng cách nào thay đổi được. Họ không lo lắng đối phương sẽ ngả vào lòng ai khác. Bởi vậy, họ chẳng quan tâm đến nhau, không đánh giá cao hay thậm chí cho nhau lời khen ngợi nữa.
Hôn nhân không phải là kết thúc của tình yêu. Ngược lại nó là khởi đầu của tình yêu sâu sắc hơn, đi kèm với trách nhiệm. Cả hai cần duy trì và phát triển tình yêu ấy.
Thật dễ dàng để thành người tốt một ngày nhưng quá khó khăn để duy trì điều ấy suốt một đời. Trong hôn nhân, hai người phải ở bên nhau thời gian rất dài thì việc duy trì mọi thứ càng trở nên không dễ dàng gì cả. Bởi vậy, hai vợ chồng nên chú ý đến mọi vấn đề của cuộc sống, đừng để bất cứ điều gì chen chân vào ảnh hưởng đến hôn nhân.
Theo Kknews