Đây là kết quả của một nghiên cứu tại Anh. Các nhà nghiên cứu từ Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London đã kiểm tra xem liệu việc nhắn tin cho thanh thiếu niên về tình dục an toàn có giúp họ không bị lây nhiễm bệnh thêm hay không.
Nghiên cứu được công bố trên tập san y khoa BMJ đã xem xét hai nhóm gồm hơn 3.100 thanh niên từ 16 đến 24 tuổi đã từng bị nhiễm vi khuẩn chlamydia, bệnh lậu, hoặc 'viêm âm đạo không đặc hiệu', bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Một nhóm đã đăng ký dự án Safetxt nhằm mục đích giảm sự tái nhiễm vi khuẩn chlamydia và bệnh lậu bằng cách khuyến khích những người tham gia tuân thủ điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục của họ đúng cách, bao gồm thông báo cho bạn tình về sự lây nhiễm của bản thân, khuyến khích những người tham gia đi xét nghiệm bệnh qua đường tình dục trước khi quan hệ tình dục không an toàn với một bạn tình khác.
Những người tham gia nhận được hàng chục tin nhắn văn bản về chủ đề này ở các khoảng thời gian khác nhau, phù hợp với giới tính, khuynh hướng tình dục và người nhận có thể hỏi thêm thông tin về các chủ đề cụ thể.
Nên đi xét nghiệm bệnh qua đường tình dục trước khi quan hệ tình dục không an toàn với một bạn tình khác.(Ảnh: AAFP.org)
Nhóm thứ hai không nhận được tin nhắn, nhưng có một tin nhắn hàng tháng để kiểm tra địa chỉ bưu điện và email của họ có đồng nhất không.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 22,2% những người nhận Safetxts bị tái nhiễm chlamydia hoặc bệnh lậu, so với chỉ 20,3% ở nhóm còn lại.
Các tác giả nghiên cứu đã viết: 'Can thiệp Safetxt không làm giảm sự tái nhiễm chlamydia và bệnh lậu sau một năm ở những người từ 16 - 24 tuổi. Tin nhắn đã được nhắn lại nhiều lần trong nhóm Safetxt. Kết quả cho thấy sự cần thiết phải đánh giá lại một cách nghiêm ngặt các can thiệp truyền thông về sức khỏe'.
Nhóm nghiên cứu cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng truyền thông sức khỏe kỹ thuật số để 'tăng cường hệ thống y tế, bao gồm cả sức khỏe sinh sản và tình dục', với điều kiện phải xem xét đến các mối quan tâm về quyền riêng tư và nhạy cảm.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu kết luận: 'Safetxt không làm giảm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nhiều ca tái nhiễm đã xảy ra hơn trong nhóm được nhận tin nhắn. Kết quả của chúng tôi cho thấy sự cần thiết phải đánh giá lại nghiêm ngặt các can thiệp truyền thông sức khỏe.
Công việc trong tương lai có thể là đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp như thúc đẩy sử dụng bao cao su và xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở những người có nguy cơ.
Các nghiên cứu sâu hơn nên tập trung vào cách giảm kỳ thị liên quan đến bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, qua đó mang lại lợi ích cho cộng đồng, việc điều trị và các hành vi phòng ngừa cho những người được chẩn đoán mắc mắc bệnh mà không làm tăng nguy cơ lây nhiễm'.