Trong báo cáo mới nhất, tổ chức tài chính có trụ sở tại Washington (Mỹ) dự báo, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế mạnh nhất trong hơn hai thập kỷ, kéo theo sự suy thoái của hầu hết châu Á bởi những tác động ngày càng lan rộng của virus Corona.
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, tăng trưởng khu vực có thể chậm lại 2,1% vào năm 2020, so với mức tăng trưởng ước tính 5,8% trong năm 2019. Tuy nhiên, theo dự báo tồi tệ hơn, nền kinh tế khu vực có thể giảm xuống mức tăng trưởng 0,5%, tạo ra nguy cơ khủng hoảng kéo dài.
Tại Trung Quốc, tâm điểm của sự bùng phát virus corona, Ngân hàng thế giới dự báo mức tăng trưởng giảm xuống 2,3% trong dự báo cơ sở cho năm 2020. Trong trường hợp xấu hơn, tăng trưởng của Trung Quốc gần như sẽ biến mất hoàn toàn ở mức 0,1%, giảm từ mức 6,1% vào năm 2019.
Việc giảm như vậy sẽ có hậu quả sâu sắc đối với nền kinh tế toàn cầu. Lần cuối cùng Trung Quốc trải qua một nền kinh tế bị rơi vào tình trạng khủng hoảng là vào năm 1976. Tuy nhiên, không giống như trước đó, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu, có nghĩa là bất kỳ sự gián đoạn nào đối với nền kinh tế của họ sẽ được cảm nhận trên toàn thế giới.
'Những dấu hiệu tổn thất kinh tế đáng kể dường như không thể tránh khỏi ở tất cả các quốc gia', báo cáo cảnh báo rằng toàn bộ khu vực Châu Á Thái Bình Dương cần chuẩn bị cho 'một tác động nghiêm trọng' đối với nghèo đói và phúc lợi, thông qua bệnh tật, tử vong và mất thu nhập.
Đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh tới đời sống kinh tế xã hội tại nhiều nước châu Á
Ngân hàng thế giới lưu ý rằng, mặc dù các ước tính chỉ là dự đoán và có thể chưa thay đổi, nhưng báo cáo này nhấn mạnh quy mô thiệt hại kinh tế tiềm năng và nhu cầu hành động khẩn cấp sau đó.
'Tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và xa hơn phải công nhận rằng, ngoài các hành động mạnh mẽ của quốc gia, hợp tác quốc tế sâu sắc hơn là vắc-xin hiệu quả nhất chống lại mối đe dọa nguy hiểm này', báo cáo cho biết.
Trong nỗ lực giảm thiểu cú sốc kinh tế, Ngân hàng Thế giới đã cam kết hỗ trợ tài chính 14 tỷ đô la cho các nước đang phát triển và triển khai tới 160 tỷ đô la trong 15 tháng để bảo vệ người nghèo và dễ bị tổn thương.
Nỗi đau kinh tế ở Châu Á - Thái Bình Dương
Những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn khu vực đã gia tăng trong những tuần gần đây, do virus Corona tiếp tục lan rộng khắp châu Á. Đó là hệ quả của việc nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp cứng rắn như cách ly xã hội, rồi phong tỏa đất nước. Nhiều nhà máy, xí nghiệp và cửa hàng phải đóng cửa để tránh lây lan dịch bệnh.
Cuộc khủng hoảng ở châu Á-Thái Bình Dương đặc biệt gay gắt vì khu vực này đã trải qua nhiều tháng đối phó với các tác động kinh tế tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Tăng trưởng kinh tế trong khu vực sẽ 'giảm đáng kể trong tất cả các kịch bản', báo cáo cho biết.
Indonesia, Papua New Guinea và Philippines có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn, trong khi Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ và Myanmar là số ít quốc gia dự kiến sẽ tăng trưởng - chỉ ở mức thấp hơn đáng kể so với năm ngoái.
Những quốc gia này sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt bởi sự sụt giảm trong lĩnh vực du lịch trong những tháng tới. Ở các quốc gia như Malaysia hay Thái Lan, doanh thu du lịch chiếm hơn 10% GDP. Đóng cửa biên giới quốc tế và sự gián đoạn trong ngành hàng không hoặc vận tải biển cũng sẽ đặt ra những thách thức cho xuất khẩu sản xuất.
Giao thương đình trệ đang ảnh hưởng tới nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á
Nhiều quốc gia trong số này có nền kinh tế yếu hoặc đang phát triển - có nghĩa là cú sốc của sự bùng phát virus corona có thể khiến hàng triệu người bị mắc kẹt trong nghèo đói khủng khiếp, được định nghĩa ở mức thu nhập 5,50 đô la/một ngày hoặc ít hơn.
Theo báo cáo, cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn sẽ chứng kiến gần 24 triệu người trên khắp Đông Á và Thái Bình Dương thoát nghèo vào năm 2020 theo một kịch bản cơ bản. Trong khi theo kịch bản xấu hơn của World Bank, lượng người nghèo đói ước tính sẽ tăng thêm khoảng 11 triệu người.
Dự báo rõ ràng tương phản mạnh với dự báo trước đó của Ngân hàng thế giới trước khi dịch bệnh bùng phát, ước tính rằng gần 35 triệu người sẽ thoát nghèo trong khu vực vào năm 2020, bao gồm hơn 25 triệu chỉ riêng ở Trung Quốc.
Báo cáo dự báo rằng, tỷ lệ nghèo có thể tăng gấp đôi trong các hộ gia đình đặc biệt dễ bị tổn thương, như những người liên quan đến sản xuất hoặc du lịch.
Những gì cần phải được thực hiện
Tỷ lệ và khả năng phục hồi ở những quốc gia này sẽ phụ thuộc vào mức độ ngăn chặn đại dịch nhanh hay chậm, báo cáo cho biết.
Đó là lý do tại sao các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu sớm là chìa khóa cho cuộc khủng hoảng này. Báo cáo chỉ ra, Singapore và Hàn Quốc là những ví dụ về việc ngăn chặn virus một cách hiệu quả mà không gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và ghi nhận thành công của họ ở mức độ cao về kiểm tra, theo dõi và kiểm dịch.
Các quốc gia này đã có bài học từ các đại dịch trước đây như dịch SARS năm 2003 và đầu tư vào các hệ thống giám sát và ứng phó dịch bệnh. Các quốc gia khác càng sớm làm theo Singapore và Hàn Quốc, họ càng sớm có thể vượt qua khó khăn và phục hồi, báo cáo nhận định.
Các quốc gia cần có nhiều biện pháp mềm để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân nhằm giảm thiểu tác động bởi khủng hoảng kinh tế do covid-19 gây nên
Các chính phủ cũng cần phải thực hiện một loạt các biện pháp mềm để giảm thiểu tác động vào công dân của họ, và ngăn chặn sự gia tăng nghèo đói nhiều nhất có thể. Những biện pháp có thể bao gồm, trợ cấp cho tiền lương cho người ốm đau, hỗ trợ thanh khoản để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì hoạt động kinh doanh, giảm học phí và các hỗ trợ khác cho những sinh viên bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, các quốc gia phải làm là hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong những thời điểm khủng hoảng như vậy. Điều này có nghĩa là giữ cho thương mại toàn cầu mở, chia sẻ việc cung cấp các sản phẩm y tế quan trọng hoặc thậm chí loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm y tế này.
'Tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và hơn thế nữa phải công nhận rằng, ngoài các hành động quyết liệt của quốc gia, hợp tác quốc tế sâu sắc hơn là vắc-xin hiệu quả nhất chống lại mối đe dọa khủng khiếp này', báo cáo nhấn mạnh.