Tăng mức lương cơ sở là chính sách có tác động lớn
Phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một Kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri và Nhân dân cả nước rất quan tâm, theo dõi.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: Mai Loan.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá, bản thân nội tại các lĩnh vực của hoạt động lập pháp, giám sát của Quốc hội trong kỳ họp này có nhiều chính sách tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội, cũng như đời sống người dân.
'Chẳng hạn như tăng lương cơ sở. Nhiều người lao động làm trong khối dịch vụ công, người được hưởng lương cơ sở; rất kỳ vọng vào chính sách này. Hay vệc tiếp tục kéo dài chính sách thuế 2% để giúp doanh nghiệp vực dậy. Hoặc quy định về nồng độ cồn trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã tác động đến kinh tế - xã hội và các ngành nghề liên quan... ', đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn cho hay.
Đại biểu
Nguyễn Ngọc Sơn đánh giá, tại Kỳ họp này, các thành viên Chính phủ, các cơ quan đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, ngay cả quá trình xây dựng lập pháp các cơ quan có sự đồng hành rất sớm.
Cụ thể, các cơ quan đã nhìn lại quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Điều đó có nghĩa là đã nhận thấy bất cập, khó khăn, từ đó trực tiếp đưa ra giải pháp triển khai ngay. Từ trước đến nay, bên cạnh khoảng trống pháp lý thì phần lớn vấn đề đặt ra ở câu chuyện còn nhiều bất cập trong tổ chức thực hiện.
Những vấn đề được Quốc hội đưa ra bàn thảo tại Kỳ họp, Chính phủ và các thành viên Chính phủ đã nhận thức và đã thay đổi. Quốc hội thảo luận làm rõ hơn nhiều vấn đề và mở ra những vấn đề ngay bản thân tổ chức triển khai thực hiện hiểu chưa rõ, để nhận thức thêm vấn đề.
Những vấn đề giám sát cũng vậy, vấn đề đã rõ, đã chín, đã được giải thích cụ thể tại Nghị trường Quốc hội thì không nên đưa vào nghị quyết. Những gì còn vướng mắc, bất cập, chưa làm hài lòng Đại biểu Quốc hội mới đưa vào Nghị quyết, yêu cầu các thành viên Chính phủ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện. Làm như vậy, Nghị quyết vừa gắn gọn, súc tích, vừa có chuyển biến rõ nét hơn sau khi Nghị quyết của Quốc hội được ban hành.
'Tôi cũng mong chờ là thông qua kỳ họp này, Chính phủ tiếp tục nhìn nhận đánh giá để nỗ lực, quyết tâm của Quốc hội đặt ra năm 2024 hoàn thành. Và là tiền đề để thực hiện tốt Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thực hiện tốt nhiệm vụ mà các cử tri, nhân dân đặt ra. Điều này thể hiện tâm tư, nguyện vọng gửi tới các Đại biểu Quốc hội đã truyền tải trên nghị trường', đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn bày tỏ.
Kỳ họp là minh chứng chất lượng Luật với cuộc sống Đại biểu Quốc hội Vũ Ngọc Long (đoàn Bình Phước) cho biết, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu ấn tượng bởi sự mạnh dạn của Quốc hội trong việc thay đổi để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống theo kiến nghị của cử tri, doanh nghiệp, cũng như những tác động xã hội. Đại biểu Quốc hội Vũ Ngọc Long, Đoàn ĐBQH Bình Phước. Ảnh: Mai Loan. Chẳng hạn như với kiến nghị đưa Luật đất đai (sửa đổi) có hiệu lực sớm hơn. Chính phủ đã trình Quốc hội, thay vì Luật có hiệu lực từ tháng 1/2025, đề nghị có hiệu lực từ tháng 7/2024 để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Nhưng khi thông qua Luật này, cần phải có văn bản, quy định kèm theo, phải có ít nhất 20 văn bản ban hành đáp ứng yêu cầu Luật này. Với thời gian như vậy, các địa phương sẽ không chuẩn bị kịp, Quốc hội đã lùi thời gian sang tháng 8/2024. Điều này cho thấy những nỗ lực rất lớn từ Chính phủ, địa phương để cụ thể hóa những điều luật được thông qua với khối lượng công việc cực kỳ lớn. Tuy nhiên, với những Nghị định quá gấp gáp, liệu chất lượng có đảm bảo không, đây là vấn đề được các đại biểu đưa ra tại buổi thảo luận tổ. Khi Luật có hiệu lực từ 1/8/2024, mà Nghị định thông qua chưa đáp ứng đầy đủ, thì khó khăn đặt ra là: Luật hiện hành không hiệu lực nữa, mà Luật mới chưa thực hiện ngay được, dẫn đến khoảng trống. Như vậy, chưa thấy tác động mạnh mẽ của Luật mới như thế nào, mà khó khăn thì đã hiện hữu, không lường trước được.
VIDEO: Đại biểu Quốc hội Vũ Ngọc Long, Đoàn ĐBQH Bình Phước đánh giá về Kỳ họp thứ 7.
'Tôi có đặt ra vấn đề này và nhiều đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cam kết phải có Nghị định trước ngày Luật có hiệu lực. Vấn đề quyết tâm cao, nếu quá gấp gáp chất lượng khó đảm bảo và đã chuyển quan ngại đó với Chính phủ. Chính phủ quyết tâm rất lớn là đã có chuẩn bị và hứa đảm bảo chất lượng theo mong muốn của đại biểu và cử tri', đại biểu .
Đại biểu Vũ Ngọc Long đánh giá, kỳ họp thứ 7 là một minh chứng chất lượng Luật với cuộc sống, thông qua các nội dung, văn bản Quốc hội ban hành. Các dự án Luật được đánh giá cao tính thực tiễn, tính cụ thể để đáp ứng những gì cuộc sống cần để định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như hỗ trợ Chính phủ trong điều hành.