Dù có vẻ ngoài hơi ghê rợn nhưng sâu chít được coi là 'đông trùng hạ thảo' của người Việt Nam. Đây là loại ấu trùng có màu trắng sữa, thường được tìm thấy trong thân cây chít. Ảnh: Vietnamnet
Sâu chít là đặc sản nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc như Lào Cai, Sơn La, Điện Biên... Ảnh: Facebook
Loài côn trùng này được mệnh danh là 'thần dược phòng the' nên nhiều người săn lùng dù giá bán lên tói cả triệu đồng/kg. Ảnh; Nongsandungha
Cụ thể, sâu chít tươi giá khoảng 1 triệu đồng/kg, còn sâu chít tách ra sấy khô giá dao động từ 4 - 6 triệu đồng/kg, tùy kích cỡ. Ảnh: Facebook
Con bông thùa là đặc sản nổi tiếng ở Quảng Ninh. Nhìn qua, nhiều người lầm tưởng đó là sá sùng nhưng thực chất 2 loài này có nhiều điểm khác biệt. Ảnh: Facebook
Bông thùa còn có tên gọi khác là sâu đất, sống trong môi trường bùn ven biển và các khu rừng ngập mặn. Ảnh: Internet
Nhiều người nhìn thấy con bông thùa sẽ tỏ ra e dè, sợ hãi nhưng thực chất đây là một đặc sản có giá lên tới 500.000 đồng/kg, không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức. Ảnh: Facebook
Theo dân gian, bông thùa có công dụng bổ thận, ích tinh, chữa yếu sinh lý...Chúng có thể chế biến thành nhiều món như xào, nướng hoặc nấu cháo...Ảnh: Facebook
Sùng đất là đặc sản của các huyện vùng núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam. Sùng đất được cho là có công dụng thần kỳ giúp làm tăng khả năng phòng the của phái mạnh. Ảnh: Vietnamnnet
Nhờ công dụng này, nhiều nhà hàng, quán ăn, hoặc các tay sành nhậu... đến tận các địa phương để thu mua với giá cao. Thời điểm khan hiếm, giá sùng đất có thể lên tới 350.000 đồng/kg. Ảnh: Vietnamnnet
Sùng đất thực chất là ấu trùng của bọ rầy. Mùa sùng đất từ tháng 9 kéo dài đến tháng 11, khi những đám đất trồng củ sắn đã được thu hoạch xong... Ảnh: Vietnamnnet
Do giá cao, người dân chăm chỉ đào sùng đất có thể kiếm được tới 500.000 - 800.000 đồng/ngày mỗi người. Ảnh: Báo tài nguyên môi trường