Chưa kịp khắc phục lỗi cũ đã chồng thêm lỗi mới
Chưa có phương án nào đưa ra để giải quyết những hạn chế như: không dạy học sinh viết chữ hoa theo quy định bắt buộc của chương trình; đưa ra những yêu cầu vượt chương trình, vượt quá khả năng nhận thức của học sinh lớp 1;
Ví dụ: Một số ngữ liệu hiện đang dạy trong chương trình Ngữ văn ở cấp Trung học cơ sở (truyện Tôi đi học của Thanh Tịnh) xuống dạy ở lớp 1, biến một áng văn hay được nhiều chục thế hệ học sinh yêu mến trở thành một bài tập đọc bị gọt đẽo thô bạo, không còn mang hồn cốt của nguyên tác, gây phản cảm trong giáo dục mỹ học đối với học sinh.
Ảnh minh họa. DT.
Mới đây, thầy giáo Đào Quốc Vịnh - Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) gửi Bộ trưởng Bộ GDĐT, trong đó có nêu vấn đề sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống không dạy âm p (âm pờ), chữ p ghép với các nguyên âm đứng đằng sau nó.
Ngay sau đó, làn sóng dư luận, ý kiến phân tích của các nhà giáo, chuyên gia ngôn ngữ đã đưa ra nhiều phân tích về việc thiếu sót không dạy chữ 'P' sau các nguyên âm của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống.
Không chỉ vậy, những lời giải thích của giáo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không thuyết phục và có sự nhầm lẫn rất lớn.
Không chỉ vậy, dư luận và truyền thông từng lên tiếng về những sai sót khó chấp nhận trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, Ngữ văn 6, Khoa học tự nhiên 6 cũng thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam: Nhiều câu chuyện và hình ảnh trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống thiếu tính giáo dục, thiếu tính thực tiễn, có dấu hiệu vi phạm Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa quy đinh tại Thông tư 33/2017 của Bộ GDĐT.
Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên dạy sai kiến thức nghiêm trọng, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 không tuân thủ quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được Bộ GDĐT ban hành kèm theo Thông tư 32/2017.
Trước đó, nhiều nhà khoa học, nhà giáo có chuyên môn sâu trong lĩnh vực vật lý cũng đã chỉ ra những điểm sai, chưa đúng khoa học trong sách Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống. Đặc biệt là các bài học dạy thí nghiệm cho học sinh ở môn vật lý.
Các nhà khoa học, giáo viên cho rằng sách tích hợp, mà là sách dạy làm các thí nghiệm sai một cách thô thiển, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, làm sai lệch nhận thức của giáo viên và học sinh.
Thiết nghĩ, những kiến thức mà nhân loại đã khám phá ra, chúng ta phải hiểu đúng rồi từ đó phát minh thêm nhiều cái mới, nhưng nay có mỗi việc là phải hiểu đúng mà chúng ta không làm nổi thì sao có được phát minh mới.
Theo đó, họ đề nghị phải biên soạn lại SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 ít nhất là lĩnh vực Vật lý nếu không làm hậu quả còn lớn hơn rất nhiều do hàng trăm lỗi sai trong sách gây ra.
Phải chăng, dư luận đặt ra hoài nghi, liệu có phải đây là bộ sách của nhà xuất bản giáo dục một trong những đứa con của Bộ GDĐT bởi vậy Bộ đang làm ngơ hoặc nương tay?
Phải chăng kẽ hở trong những thông tư, hướng dẫn của Bộ GDĐT đang tạo cơ hội lách luật
Từ 11/10/2020, thông tư 25/2020/TT-BGDĐT lựa chọn sách giáo khoa trong trường phổ thông có hiệu lực, theo như Thông tư 25 này, việc lựa chọn sách giáo khoa sẽ được lấy ý kiến, đánh giá từ phụ huynh, giáo viên, nhà trường sau đó chuyển đến phòng và phòng tổng hợp để chuyển lên Sở GDĐT và từ đó tổng hợp để trình lên Hội đồng lựa chọn cấp tỉnh. Nhằm mục tiêu là lựa chọn được bộ sách phù hợp với địa phương của mình, tránh tình trạng độc quyền.
Chiếu theo điểm c, khoản 1, Điều 32, Luật Giáo dục 2019 quy định: 'Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT'.
Tuy nhiên, thông tư 25 của Bộ GDĐT đã khéo léo chuyển quy định 'Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa' thành 'quyết định lựa chọn sách giáo khoa'.
Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu chỉ đọc lướt quy trình lựa chọn sách giáo khoa tại thông tư 25 thì thấy khá chặt chẽ và dân chủ, được thực hiện từng bước, từ cấp cơ sở (cấp trường) qua Phòng giáo dục, đến Sở giáo dục, rồi qua Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tỉnh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Thế nhưng thông tư 25 hoàn toàn bỏ qua giá trị ý kiến của cơ sở giáo dục như thế tạo khe hở. Bên cạnh đó, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tỉnh chỉ gồm tối đa 15 người phớt lờ ý kiến cơ sở, tự quyết định bằng cách bỏ phiếu kín, như bỏ phiếu bầu lao động tiên tiến ngày xưa.
Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều tỉnh chỉ chọn mỗi môn học một quyển sách, thậm chí chỉ chọn một bộ sách cho hầu hết các môn học, trái với quy định 'có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học' của nghị quyết 88?
Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 15 hồi tháng 10/2021, đại biểu đã chất vấn đại diện Bộ GDĐ về các vấn đề nóng liên quan đến sách giáo khoa, lựa chọn sách giáo khoa.
Trong quá trình trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đã tiếp thu và hứa với cử tri cả nước là sẽ sửa đổi, bổ sung thông tư 33/2017 và thông tư 25/2020. Đồng thời yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam sửa chữa những thiếu sót, sai phạm trong quá trình biên soạn, thẩm định và phát hành sách giáo khoa.
Không chỉ dư luận, mà chính các giáo viên, chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học cũng đề nghị Bộ GDĐT có phương án để sửa chữa những hạn chế của thông tư 25. Bởi thời điểm này, các tỉnh cũng nhà các công ty phát hành của các tỉnh cũng bắt đầu chuẩn bị cho nhập sách cho năm học mới.
Vậy những bộ sách còn vướng nhiều tranh cãi, nhiều lỗi như Kết nối tri thức và cuộc sống đế thời điểm này vẫn chưa có phương án khắc phục hạn chế cũng như những sai sót mình đang gặp phải sẽ như thế nào?