Bạo lực học đường khiến nam sinh 13 tuổi qua đời thương tâm ở Trung Quốc
Nam sinh 13 tuổi qua đời thương tâm được biết từng là nạn nhân của vấn nạn bạo lực học đường ở Trung Quốc.
11/11/2021 17:11

Ba ngày kể từ khi mất tích, thi thể nam sinh Ke Liangwei (13 tuổi) được tìm thấy ở một nơi hoang vắng vào ngày 26/10. Nam sinh tử vong do chết đuối.
Dư luận Trung Quốc không khỏi sốc khi biết rằng Ke từng là nạn nhân của nạn bạo lực học đường. Một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy, Ke bị bạn học tát vào mặt và đá liên tiếp vào người khi đang nằm dưới nền nhà vệ sinh, trong khi xung quanh còn nhiều học sinh khác đứng nhìn và cổ vũ.
Bạo lực học đường trở thành vấn nạn nhức nhối kéo dài trong các trường học ở Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Chỉ đến khi Ke mất tích, gia đình cậu bé mới biết chuyện con mình từng nhiều lần bị bạn học bạo hành ở trường, kể cả vào ngày Ke được xác định biến mất bí ẩn. Ke là học sinh cấp 2 tại thành phố Mậu Danh của tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc.
Hôm 10/11, cảnh sát và sở giáo dục thành phố Mậu Danh đã xác nhận câu chuyện về cái chết của nam sinh Ke với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP). Tuy nhiên, họ không nói rõ nguyên nhân cái chết của Ke có liên quan tới việc bị bắt nạt tại trường hay không.
Khi câu chuyện cuộc đời nam sinh Ke kết thúc trong bi kịch được công bố, nhiều phụ huynh ở Trung Quốc cho biết họ lo sợ về vấn nạn bạo lực học đường, bởi các nạn nhân thường không dám công khai mà chỉ âm thầm chịu đựng.
Chia sẻ trên mạng xã hội, người dì của nam sinh Ke đau xót cho hay, 'Tôi không thể tưởng tượng Ke Liangwei đã phải trải qua bao nhiêu trận bạo hành suốt một thời gian dài. Tôi cho rằng, dư luận cần nhận thức rõ vấn nạn này để không có thêm học sinh nào trở thành nạn nhân của bạo lực học đường'.
Một nghiên cứu tại Đại học Sư phạm ở thành phố Vũ Hán cho hay, khoảng 1/3 trong 10.000 học sinh tại 6 tỉnh ở Trung Quốc từng bị bạo hành ở trường. Trong số này, 45% nạn nhân chọn cách 'giữ im lặng'.
Ngoài ra, khoảng 25% học sinh tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 6 – 18 cho biết, họ sẽ nói chuyện bị bắt nạt cho thầy cô hoặc bố mẹ.
'Tỷ lệ này là thấp hơn nhiều so với những nghiên cứu trước đây, nhưng vẫn còn cao hơn so với chúng tôi dự đoán', ông Fu Weidong, Phó Giáo sư tại Đại học Sư phạm ở Vũ Hán nhấn mạnh.
Kết quả cuộc điều tra cũng cho thấy, tình trạng bắt nạt học đường ở Trung Quốc xảy ra tương tự như nhiều nước trên thế giới. Bởi số liệu của Unicef cho hay tính trên toàn cầu, khoảng 1/3 học sinh từ 13 – 15 tuổi từng là nạn nhân của tình trạng bắt nạt học đường.
Giống như nhiều nước, luật pháp Trung Quốc chưa có hình thức xử phạt cụ thể đối với thủ phạm bắt nạt ở trường học. Nhưng các quan chức Trung Quốc khẳng định sẽ xử phạt đối với những trường hợp khiến nạn nhân gặp thương tích nặng hoặc tử vong.
Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường thường xảy ra ở lứa tuổi dưới 14 vốn là độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự ở Trung Quốc. Song trong một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng, trẻ trên 12 tuổi đã có thể bị khởi tố.
'Bạo lực' học được được hiểu liên quan tới hành vi bạo hành thể chất, bạo hành bằng lời nói và bạo hành mạng cùng bạo hành xã hội nhằm cô lập nạn nhân.
Giáo sư Wang Zhenhui tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc ở Bắc Kinh nhấn mạnh, sự thiếu vắng các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn bạo hành và hỗ trợ nạn nhân kèm theo nhiều yếu tố khác khiến tình trạng bạo lực học đường trở thành vấn nạn nhức nhối kéo dài trong các trường học.
'Nếu thủ phạm không được giáo dục hoặc chấn chỉnh hành vi kịp thời, họ sẽ không thay đổi. Suy nghĩ bắt nạt kẻ yếu của những đối tượng này càng trở nên mạnh mẽ hơn và khả năng biến thành tội ác nguy hiểm khiến nhiều người bị đe dọa hơn', ông Wang nói.
Trước đây, xã hội Trung Quốc thường xem bạo hành học đường chỉ là 'ngược đãi'. Nhưng gần đây, dư luận Trung Quốc đã nhận thức rõ hơn về mức độ nguy hiểm của vấn nạn bạo lực học đường.
Hồi tháng Sáu, Trung Quốc đã ban hành Luật Bảo vệ Trẻ vị thành niên nhằm yêu cầu tất cả trường học xây dựng hệ thống ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng đã đưa ra các quy định nhằm 'bảo vệ học sinh ở trường' và có hiệu lực thi hành từ tháng Chín.
Nhưng do việc thiếu biện pháp xử phạt từ giới chức quản lý trường học, nhiều thủ phạm đã thoát tội và không phải chịu hình phạt. Điều này khiến nạn nhân bối rối khi đưa ra quyết định có nên nói ra sự thật hay không.
'Dù luật nhấn mạnh bảo vệ quyền của các nạn nhân, nhưng kế hoạch cụ thể giúp đỡ và hỗ trợ tâm lý cũng như thể chất cho nạn nhân lại không được công bố', ông Wang chia sẻ.
Một nữ sinh 17 tuổi học trường cấp 2 ở Thượng Hải cho hay, các giáo viên trong trường chưa từng giáo dục học sinh về vấn nạn bạo hành học đường.
Nữ sinh nói thêm, em từng chứng kiến một vài vụ việc bắt nạt ở trường học, nhưng chưa từng báo cáo sự việc với giáo viên hoặc quản lý nhà trường.
'Cháu nghĩ điều quan trọng nhất là nạn nhân cần phải phản kháng. Họ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bạn cùng lớp hoặc bạn bè', nữ sinh nói.
Ngoài sự thờ ơ của nhà trường, bạo lực học đường thường xảy ra đối với các em sống trong gia đình mà bố mẹ không dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc và giao tiếp giữa cá nhân với nhau. Nghiên cứu của Đại học Sư phạm ở thành phố Vũ Hán cho thấy, những học sinh sống trong các gia đình giàu có và quyền lực thường ít bị bạo lực học đường.
Link báo gốc:
Copy link
https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/nam-sinh-13-tuoi-qua-doi-thuong-tam-vi-bao-luc-hoc-duong-397380.html
-
1Vụ cô giáo bị học sinh quây ở Tuyên Quang: Không có việc trò ném dép, đánh cô ngất xỉu
-
2Vụ học sinh xúc phạm cô giáo ở Tuyên Quang: Tạm đình chỉ công tác hiệu trưởng
-
3Xác định nguyên nhân khiến nhiều nam sinh dồn nữ giáo viên vào góc lớp
-
4Chủ tịch xã lên tiếng vụ cô giáo bị học sinh ném dép vào mặt
-
5Đề nghị điều tra việc xuyên tạc về quyết định phê duyệt sách tiếng Trung
-
6Xuất hiện clip cô giáo cầm dép đuổi đánh học sinh
-
7Nam học sinh lớp 7 đâm bạn nữ rồi định nhảy lầu
-
8Thông tin bất ngờ về hình ảnh 'học sinh lớp 6 ngồi ghế giáo viên'
-
9Tuyên Quang: Cô giáo bị nhiều học sinh nhốt trong lớp, ném dép vào người
-
10Giáo viên bị học sinh hành hung là 'rất nghiêm trọng, không thể chấp nhận được'
-
11Vừa khỏi bệnh đã bị ép làm bài tập, bé trai gọi cảnh sát
-
12Lý do nhiều hiệu trưởng, hiệu phó ở Quảng Bình bị buộc thôi việc hoặc kỷ luật
-
13Cô giáo bị học sinh ném dép: Thách thức lớn của ngành giáo dục
-
14Vụ việc nhóm học sinh gây rối, xúc phạm giáo viên tại Tuyên Quang: Biện pháp căn cơ là giáo dục và quản lý
-
15Vụ cô giáo bị học sinh ném dép vào mặt: Bộ GD-ĐT vào cuộc
-
16An Giang: Hàng chục học sinh bị ngộ độc sau khi ăn kẹo mua từ bạn cùng trường
-
17Kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng, Chủ tịch hội đồng Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh
-
18Ngán ngẩm với ngoại khóa tự nguyện
-
19Lại tranh cãi về quy chế sinh viên bán dâm đến lần thứ 4 mới buộc thôi học
-
20Tặng Bằng khen cho thầy giáo Lê Ngọc Thùy dũng cảm cứu người