#Thi THPT quốc gia 2017

Đề thử nghiệm môn Sử THPT quốc gia 2017: Câu hỏi khó, gây nhiễu nằm ở phần nào?

Bộ GD&ĐT đã công bố bộ đề thi thử nghiệm môn Lịch sử năm 2017. Năm nay là năm đầu tiên môn Lịch sử chuyển từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Các giáo viên nói gì về đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử mà Bộ GD&ĐT mới công bố?

03/02/2017 08:44

google_Tiin.vn

Nhận xét về cấu trúc đề thi thử nghiệm môn Lịch sử, tổ chuyên môn của Trung tâm Học Mãi cho hay: Về sự phân bổ kiến thức trong đề thi vẫn theo tỷ lệ Lịch sử thế giới 30% và Lịch sử Việt Nam 70%.

Vì thế, học sinh có thể hoàn toàn yên tâm về sự phân bổ tỉ lệ câu hỏi của hai phần Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam. Đây là một tỉ lệ khá ổn định trong suốt nhiều năm qua (kể cả hình thức thi tự luận).

Bên cạnh đó, trong đề thi thử nghiệm phần lớn câu hỏi rơi vào cấp độ dễ và trung bình (70% - 80%), khoảng 20% tổng số câu hỏi ở mức độ khó. Các câu hỏi yêu cầu mức độ tái hiện lại kiến thức (yêu cầu học sinh học thuộc lòng) là khoảng 50-55%.

 

Đề thi thử nghiệm phần lớn câu hỏi rơi vào cấp độ dễ và trung bình (70% - 80%)

Lịch sử thế giới: Có xu hướng trải đều hơn Lịch sử Việt Nam do số lượng câu hỏi không chênh lệch quá nhiều so với tổng số chuyên đề (12 câu/6 chuyên đề).

Trong đó, nhiều nhất rơi vào các chuyên đề trọng tâm, chuyên đề có xu hướng gắn liền với các vấn đề thực tiễn như Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh; Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản. Học sinh không được bỏ qua bất cứ chuyên đề nào vì các câu hỏi thuộc phần Lịch sử thế giới phần lớn ở mức tương đối dễ lấy điểm.

Lịch sử Việt Nam: Nội dung sẽ tập trung vào các giai đoạn lớn của lịch sử Việt Nam suốt từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. Trong đó, phần lớn câu hỏi rơi vào giai đoạn 1945 - 1954 (tương đương giai đoạn kháng chiến chống Pháp) sau đó là các giai đoạn 1919 – 1930; 1930 -1945 và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975). Phần chiếm tỉ trọng ít nhất là giai đoạn sau khi kết thúc kháng chiến chống Mĩ cho đến nay.

So với phần Lịch sử thế giới; các câu hỏi ở phần Lịch sử Việt Nam dàn đều các cấp độ và gần như bao phủ các câu hỏi ở cấp độ khó. Những câu hỏi kiểm tra mức độ tái hiện kiến thức ít hơn Lịch sử thế giới, độ phức tạp và khả năng gây rối cũng tương đối cao, đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức đơn thuần về một sự kiện mà phải hiểu sự kiện, có khả năng tổng hợp, phân tích, so sánh để giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra.

Ngoài ra, Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 là chuyên đề chiếm số lượng câu hỏi nhiều nhất trong đề thi với 11 câu hỏi ứng với 2,75 điểm. Câu hỏi trải đều từ dễ đến khó và là chuyên đề có nhiều câu hỏi khó nhất (4 câu).

Ngoài ra, gần 70% số câu hỏi ở chuyên đề ở mức độ dễ và trung bình để kiểm tra mức độ tái hiện kiến thức và hiểu kiến thức căn bản của học sinh.

Các câu hỏi ở mức độ trung bình và khó đòi hỏi học sinh không chỉ đơn thuần có kiến thức căn bản về lịch sử mà đòi hỏi phải hiểu bản chất sự kiện lịch sử; biết xâu chuỗi, đánh giá các sự kiện để giải quyết.

Ví dụ như câu 37; câu 38 (hỏi về một vấn đề tổng hợp, có tính phổ quát đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và phân tích vấn đề tương đối tốt mới có thể giải quyết được) hoặc câu 33 hỏi về ý đồ chiến lược của Mĩ khi tham gia sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp cũng là 1 câu hỏi khó lấy điểm, có khả năng gây rối, gây nhiễu học sinh tương đối tốt'.

Cam
Tin cùng chuyên mục
    Đọc nhiều
    Mới nhất