Trung Quốc
Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc, nó còn được gọi bằng một cái tên khác là Lễ hội mùa xuân. Cũng giống như Việt Nam, người Trung Quốc ăn Tết theo lịch Mặt Trăng (Tết âm lịch), từ ngày 1/1 đến ngày 15/1. Học sinh cũng sẽ được nghỉ Tết trong khoảng thời gian này.
Lễ hội vui Tết Nguyên đán ở Trung Quốc thường kéo dài đến hết ngày 15/1 Âm lịch.
Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc kéo dài 15 ngày. Theo truyền thống, vào ngày này mọi người phải dành thời gian cho gia đình và chỉ có thể ra ngoài sau ngày thứ 5. Phần lớn các cửa hàng cũng đóng cửa. Vì vậy, người dân thường mua thực phẩm dự trữ, quần áo mới và nhiều thứ khác từ trước đó.
Hàn Quốc
Người Hàn Quốc gọi ngày Tết Nguyên Đán là Seollal. Đây không chỉ là sự kiện đánh dấu thời khắc bước sang năm mới mà còn là kỳ nghỉ lễ dài ở Hàn Quốc (chỉ sau Tết Trung thu). Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch.
Các thành viên trong gia đình bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên.
Trong những ngày Tết, học sinh Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian. Vào ngày Tết, trước cửa nhà của người Hàn Quốc còn có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.
Thái Lan
Học sinh Thái Lan sẽ được nghỉ ăn Tết Nguyên Đán trong vòng 3 ngày, từ ngày 13/4-15/4 theo âm lịch. Nét đặc trưng của lễ hội truyền thống lớn nhất của người Thái là phong tục té nước.
Người dân náo nức tham gia lễ té nước mừng Tết cổ truyền Songkran.
Lễ hội Té nước được diễn ra trên đường phố, người trẻ sẽ té nước vào những người lớn tuổi hơn để thể hiện lòng thành kính và tôn trọng, qua đó, người già cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đối với con cháu vì đã chịu đựng sự khó tính và những bất cẩn khi ở tuổi 'xế chiều'.
Bhutan
Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo m lịch. Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và 3 ngày đầu tiên của năm mới được xem là quan trọng nhất.
Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo Âm lịch.
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình ở Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa, nhất là học sinh sẽ giúp bố mẹ dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa. Bố mẹ sẽ bầy biện các mâm cơm, mâm trái cây và dâng lên bàn thờ để cúng tổ tiên cũng là phong tục của người Bhutan. Những mâm cơm thịnh soạn nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ
Ấn Độ
Lễ hội đón Tết âm lịch của người dân Ấn Độ được gọi là lễ hội Holi, được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 3 hàng năm. Holi còn được gọi là 'Lễ hội Sắc màu', là một trong những lễ hội quan trọng của Ấn Độ. Theo quan niệm của người Ấn Độ, mùa lễ hội tới sẽ báo hiệu cho sự ấm áp, yên bình của mùa xuân xua tan sự u ám, lạnh lẽo của mùa đông đã qua, và cũng là biểu hiện cho cái thiện đánh bại cái ác.
Lễ hội đón Tết Âm lịch của người dân Ấn Độ được gọi là lễ hội Holi.
Tại lễ hội, người dân thoa bột màu lên quần áo và gương mặt của tất cả mọi người kể cả lạ hay quen để chúc mừng một năm mới bình an. Đây cũng chính là nét đặc trưng của mùa lễ hội ở Ấn Độ, thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch.
Campuchia
Tết theo lịch âm của đất nước Campuchia là lễ hội lớn ăn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, còn được gọi là lễ hội Chol Chnam Thmay.
Người dân Campuchia hay người Khmer tại Việt Nam đón lễ hội Chol Chnam Thmay rất lớn. Họ tin rằng mỗi năm sẽ có một vị thần được cử xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người, hết năm sẽ lại có một vị thần khác xuống.
Người dân Campuchia thường đón năm mới tưng bừng xuyên suốt 3 ngày đầu năm.
Người dân Campuchia thường đón năm mới tưng bừng trong nhiều lễ hội đường phố. Ngoài các lễ hội mang tính truyền thống được tổ chức tại các chùa, trường học, các khu vực sinh hoạt văn hóa… còn có lễ té nước, hay bôi bột màu xuyên suốt cả 3 ngày đầu năm.
Mông Cổ
Ngày Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng trắng là tên gọi của ngày Tết âm lịch của người Mông Cổ. Lễ hội Trăng trắng được tổ chức một tháng sau ngày trăng mới đầu tiên sau Đông chí (vào khoảng tháng một hay tháng hai dương lịch).
Phong tục đón năm mới ở Mông Cổ. Học sinh cũng sẽ sử dụng trang phục này trong ngày Tết.
Vào dịp này, người dân Mông Cổ sẽ quây quần bên nhau để chúc mừng, cùng chào đón cho một năm mới đầy may mắn và thành công. Tại các buổi họp mặt đầu năm mới, không thể thiếu những món ăn truyền thống của người dân nơi đây như cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng,…
Singapore
Cùng ăn Tết Nguyên đán giống như ở Việt Nam, tại Singapore, vào những ngày Tết thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật là: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay, cùng nhiều hoạt động khác.
Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là 'nghệ thuật trang phục và hoá trang' giúp người dân vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước.
Trong đó, sôi động và tập trung đông người tham gia nhất chính là Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày Rằm tháng Giêng. Hoạt động này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.
Indonesia
Dù Tết Âm lịch không phải là một lễ hội tôn giáo ở Indonesia song vào dịp Tết Âm lịch, những người Indonesia gốc Hoa vẫn có các hoạt động đón mừng Tết tại chùa, nhà thờ và đền.
Dịp Tết Âm lịch, những người Indonesia gốc Hoa vẫn có các hoạt động đón mừng Tết.
Nếu đến Indonesia vào dịp Tết Âm lịch, bạn đừng ngạc nhiên nếu có ai đó chào mừng bạn bằng câu: 'Selamat Hari Raya'. Câu chúc mừng này có nghĩa là chúc một lễ hội vui vẻ và nó được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn.
Malaysia
Ở Malaysia, 1/4 dân số nước này là người Hoa kiều, vì vậy Tết Nguyên đán cũng là một dịp rất quan trọng trong đời sống của người dân. Đây cũng được coi kỳ nghỉ chính thức tại quốc gia này.
Tết được coi kỳ nghỉ chính thức tại Malaysia.
Giống như các quốc gia đón Tết nguyên đán khác, đây cũng là dịp để người dân ở Malaysia có dịp đoàn tụ, quây quần bên nhau. Vào tối giao thừa, pháo hoa sẽ được bắn tại Tháp đôi Petronas. Các hoạt động như múa lân, sư tử diễn ra tại khu phố người Hoa.
Khi gặp gỡ vào dịp năm mới, người Malaysia có tục lệ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài giây.
Philippines
Philippines có thể được xem là quốc gia có truyền thống đón Tết Âm lịch muộn nhất trong lịch sử văn hoá châu Á. Đến năm 2012, Chính phủ Philippines mới chính thức công nhận Tết Âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong năm.
Philippines có thể được xem là quốc gia có truyền thống đón Tết Âm lịch muộn nhất trong lịch sử văn hoá châu Á.
Trong những ngày Tết, người dân Philippines thường đi chùa, nhà thờ, cầu cho một năm may mắn, an lành, thịnh vượng. Hoạt động đón mừng năm mới của người dân Philippines luôn có các màn múa lân, múa rồng. Ẩm thực trong ngày Tết của người Philippines là món bánh gạo ngọt (Tikoy). Bánh này được làm từ gạo nếp, trộn mỡ heo, đường và nước, sau đó trộn chung với trứng gà, đánh đều trước khi chiên. Chính sự hoà quyện của các nguyên liệu nên bánh Tikoy có ý nghĩa cầu chúc cho mọi người trong gia đình luôn được bên nhau…