Jean Giono (1895-1970) được tôn vinh là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của văn học Pháp thế kỷ 20. Ông là tác giả của hơn 30 cuốn tiểu thuyết và nhiều tiểu luận, truyện, kịch và kịch bản phim. Trong những năm cuối đời, Giono được vinh danh với giải thưởng văn học Prince Rainier of Monaco năm 1953, trao cho những thành tựu cả đời của ông.
'Người trồng rừng' - cuốn sách truyền cảm hứng về tình yêu với thiên nhiên. Ảnh: netabooks.
“Người trồng rừng” là một trong những thành tựu, mà theo nhà văn Jean Giono là đáng tự hào nhất của ông. Truyện kể về cuộc đời của người chăn cừu với những thăng trầm qua hai cuộc chiến tranh thế giới, kéo dài nửa thế kỷ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Nhưng bằng những nỗ lực tuyệt vời, anh đã làm sống lại khu vực hoang vắng ở chân núi Alps trong nửa đầu thế kỷ XX.
Được xuất bản vào năm 1953, “Người trồng rừng” đã gây tiếng vang và có sức nặng vượt thời gian. Cuốn sách như những lời “tiên tri” về biến đổi khí hậu và kêu gọi hãy cùng chung tay bảo vệ, cứu lấy người mẹ thiên nhiên.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1913, với người khi một người đàn ông trẻ tuổi (người kể chuyện), lạc đến một ngôi làng bỏ hoang. Tại đây, anh ta bắt gặp một Elzeard Bouffier - người chăn cừu. Điều đặc biệt, người chăn cừu này đang lặng lẽ làm công việc trồng cây, gieo trồng hạt giống mỗi ngày trên vùng đất cằn cỗi ở chân núi Alps.
Sau đó, người kể chuyện lên đường tham gia cuộc thế chiến. Một thời gian sau, khi anh quay trở lại thì hết sức kinh ngạc khi một vùng đất hoang vu, vốn chỉ thấy sa mạc thì giờ trở thành một khu rừng với màu xanh bạt ngàn. Những dòng suối, đồng cỏ cùng với sự sống hiện diện trên mảnh đất này,.
Tất ca mọi người đều bị mê hoặc trước vẻ đẹp của khu rừng, nhưng không ai trong số họ biết đến công sức kiên nhẫn của người đã lặng lẽ trồng rừng biết bao nhiêu năm ròng. Họ không nghĩ rằng lại có thể tồn tại một người tuyệt vời đến thế.
Trong khi đó, mặc kệ những hồn loạn của thời cuộc người đàn ông chăn cừu Elzeard Bouffier vẫn âm thầm gieo hạt giống, tiếp tục phủ xanh những cánh rừng.
Từ chối nhận tiền bản quyền cho cuốn sách, trong một cuộc phỏng vấn với nhà văn Mỹ Norma Goodrich ngay trước khi ông qua đời (được xuất bản dưới dạng lời bạt cho ấn bản năm 2007 của quyển sách), ông nói: “Người trồng rừng không mang lại cho tôi một xu nào, và đó là lý do nó hoàn thành sứ mệnh của nó khi tồn tại.”
Giono giải thích rằng mục đích của ông khi kể câu chuyện “là làm cho mọi người yêu cái cây, hay chính xác hơn là khiến họ thích trồng cây”. Trong nhiều năm, câu chuyện đã được dịch sang hàng chục thứ tiếng, và từ lâu nó đã truyền cảm hứng cho những nỗ lực trồng rừng trên toàn thế giới.
Giono nhấn mạnh rằng các nhà văn có “nghĩa vụ” tuyên bố niềm hy vọng, đổi lại họ có quyền được sống và viết. Mục đích của ông khi kể câu chuyện “là làm cho mọi người yêu cái cây, hay chính xác hơn là khiến họ thích trồng cây”. Các nhà văn có “nghĩa vụ” tuyên bố niềm hy vọng, đổi lại họ có quyền được sống và viết.
Khi xây dựng nhân vật người chăn cừu Elzéard Bouffier, tác giả đã muốn nói lên tâm nguyện thiết tha của mình, là làm sao con người và thiên nhiên sống với nhau thật hài hòa, trong mối thâm tình đã có với nhau từ muôn thuở. Phá hủy mối thâm tình đó là phá hủy tất cả.
“Người trồng rừng” được chuyển thể thành phim năm 1987 và đoạt giải Cành Cọ Vàng Phim ngắn tại Liên hoan phim Cannes năm 1987, giải Oscar cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất năm 1988.
Quyển sách được thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên đọc bởi triết lý Phật giáo trong đó: hạnh phúc khi cho đi mà không mưu cầu nhận lại. Sách được chuyển ngữ bởi Chân Quy Nghiêm – cư sĩ đệ tử Tiếp Hiện của Thầy Làng Mai, minh họa: Trần Quốc Anh (vừa được Phương Nam Book và NXB Phụ Nữ ấn hành).