Ở phía bắc Tanzania, ngay cạnh Kenya, có hồ Natron xinh đẹp và cực kì nổi tiếng. Nó dài 35 dặm (56 km) từ bắc xuống nam và rộng 14 dặm (22 km). Phần lớn nước của nó đến từ các suối nước nóng và sông Nam Ewaso Ng'iro. Tuy nhiên nước chảy vào hồ phải đi qua một lớp đá xung quanh có chứa kiềm nên nước của hồ rất mặn. Và cũng chứa một lượng cao natri cacbonat decahydrat được gọi là natron, do đó hồ có tên là hồ Natron.
Khí hậu ở đó khô cằn đến mức hầu hết lượng mưa nhỏ mà khu vực nhận được đều bốc hơi trước khi phủ lên bề mặt. Ngay cả nhiệt độ nước cũng thường từ 104 đến 140 độ F (40 và 60 độ C).
Mặc dù hầu hết các sinh vật không thể uống nước hồ nóng, nhưng đó lại là một môi trường hoàn hảo cho một vi sinh vật ưa mặn được gọi là vi khuẩn lam. Nó cũng là nguyên nhân làm cho hồ có màu đỏ - Các sắc tố quang hợp trong vi khuẩn lam có màu đỏ khi ở các phần sâu của nước, trong khi các phần nông của hồ có màu đỏ cam hơn.
Nằm ở phía bắc Tanzania (Châu Phi), hồ Natron là một trong những hồ nước nổi tiếng có vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi. Tuy nhiên, nơi đây còn được biết đến nhiều hơn với cái tên 'hồ Tử Thần'. Lý do hồ có tên gọi chết chóc như vậy là từ hàng nghìn năm nay, bất kỳ loài vật nào sảy chân ngã xuống hồ, xác của chúng đều bị hóa đá trong một thời gian ngắn. 'Thủ phạm' gây ra hiện tượng kỳ lạ trên tại hồ Natron là ngọn núi lửa một triệu năm tuổi, có tên gọi Ol Doinyo Lengai, nằm ở phía nam hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt.
Mặc dù bề mặt đầy màu sắc này có thể rất quyến rũ trong mắt của nhiều người, nhưng đó là một cái bẫy chết người đối với hầu hết các loài động vật. Nước kiềm của hồ Natron có thể đạt đến mức độ pH cao tới 12, trong khi điều kiện phù hợp với sự sống thường chỉ ở mức độ pH gần 7. Và nếu bạn xuống tắm ở hồ này, các hóa chất trong nước sẽ đốt cháy da và mắt của bạn. Nếu một sinh vật uống nước, nó rất có thể sẽ chết do bị tổn thương nặng ở cấp độ tế bào, hệ thần kinh và gan.
Trên thực tế, hồ Natron là một hồ nước tù, nước chỉ có thể bốc hơi mà không có sự trao đổi với bên ngoài. Nước hồ có một chất hóa học có tên là Natron - hỗn hợp với thành phần chính là Natri Bicacbonat (NaHCO3) và Natri Cacbonat (Na2CO3). Chất này đi vào hồ thông qua các vật chất xói mòn từ các ngọn đồi xung quanh. Do không thể thoát đi mà cứ bốc hơi nên nước trong hồ có nồng độ kiềm rất cao.
Điều đó nói rằng, không ai thực sự biết chắc chắn chính xác cách thức các loài động vật chết sau khi uống phải nước của hồ này.
Do đặc điểm riêng biệt của hồ, động vật chết trong nước đều bị vôi hóa. Người ta thường nói rằng hồ Natron có thể biến những con vật kém may mắn này thành đá, nhưng trên thực tế, nó giống như một quá trình ướp xác hơn. Nhiếp ảnh gia Nick Brandt đã chụp được những bức ảnh ướp xác những con chim và dơi đã phải bỏ mạng trong vùng nước độc hại của hồ Natron. Loạt ảnh kỳ lạ giới thiệu sức mạnh chết người của hồ Natron theo một cách thực sự độc đáo.
Xác các con vật rơi xuống hồ được bảo quản rất tốt, vốn được bọc trong những lớp xi măng bằng muối. Với lượng pH vào khoảng 9 - 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (60 độ C), người ta tin rằng, hồ Natron không phải là ngôi nhà lý tưởng cho các sinh vật sống ghé chân.
Mặc dù hồ Natron luôn được xem là nơi kết thúc sinh mệt đối với hầu hết các loài động vật, nhưng loài chim hồng hạc lại là một ngoại lệ, chúng là một trong số ít những sinh vật không bị ảnh hưởng bởi độc tính của hồ. Trên thực tế, chúng có thể sinh sống khỏe mạnh trong những điều kiện khắc nghiệt này và còn chọn hồ là nơi sinh sản tự nhiên duy nhất của hơn 2,5 triệu con hồng hạc - 75% số lượng hồng hạc trên thế giới được sinh ra xung quanh hồ Natron.
Lý do tại sao hồng hạc phát triển mạnh quanh khu vực là hồ hoạt động như một rào cản tự nhiên giữa tổ của chúng và những kẻ săn mồi ngoài ra các loại tảo khác nhau và vi khuẩn lam có trong hồ cũng được xem là thức ăn ưa thích của loài chim này.
Dù độc hại là thế, nhưng hồ Natron không hề thiếu sự sống. Nó có một hệ sinh thái ổn định bao gồm một quần thể chim hồng hạc, một loài cá và có cả tảo. Những sinh vật này có thể là hậu duệ đã tiến hóa của những động vật sống trên hồ từ trước đó. Chúng đã thích nghi thành công và tồn tại.
Độc tính của nước không phải là vấn đề đối với loài động vật này: da của chúng rất dai nên hóa chất trong hồ không thể thiêu đốt chúng. Hơn nữa, hồng hạc cũng có một bộ phận đặc biệt trong đầu giúp chúng lọc nước và các chất hóa học khác khi tìm kiếm thức ăn. Đối với chim hồng hạc, tác dụng phụ duy nhất của việc tiêu thụ vi khuẩn lam là màu lông của chúng bị chuyển sang màu hồng.
Hồ Natron là một ví dụ điển hình về một kỳ quan thiên nhiên, đồng thời đây cũng là ngôi nhà, nơi sinh sản của loài hồng hạc (đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng).