Thời Tiên Tần, thế giới quan của con người chỉ là trời, đất, con người. Khi tế bái cũng chỉ tế bái trời đất. Người cổ đại cho rằng vạn vật đều linh thiêng, đều là thần linh, quỷ quái, vì thế đã hình thành nên việc sùng bái nhiều thần thánh. Tới thời Tây Chu, Chu Công Đán tiếp thu tập tục bách thần, đã đưa ra một hệ thống tập tục tang lễ hoàn chỉnh. Trong quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, họ lại coi mai táng dưới đất là tôn trọng, trong 'Lễ ký' có viết: 'Chúng sinh đều sẽ phải chết, chết rồi sẽ về với cát bụi'.
Thổ táng (chôn dưới đất) trong quá trình phát triển văn hóa cũng đã hình thành 3 kiểu an táng là sát tuẫn, hậu táng và bạc táng. Sát tuẫn (giết rồi chôn cùng người đã mất) đa phần thịnh hành ở xã hội chế độ nô lệ, trong rất nhiều văn hiến của thời Tiên Tần đều có thể tìm thấy những ghi chép về sát tuẫn: thiên tử sát tuẫn nhiều thì hàng trăm, ít thì hàng chục; tướng quân đại phu sát tuẫn nhiều thì hàng chục, ít thì mấy người.
Sau khi nhà Tần thống nhất thiên hạ, sát tuẫn đã trở thành hiện tượng cực hiếm, thời kỳ này bắt đầu sử dụng tượng người bằng gốm để thay cho người sống, tượng binh mã của Tần Thủy Hoàng có tác dụng như vậy. Tuy nhiên, theo như ghi chép trong một số văn hiến, Tần Nhị Thế sau khi lên ngôi đã đem toàn bộ hậu cung phi tần của Tần Thủy Hoàng tuẫn táng theo ông, điều này có thật hay không thì phải khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng thì mới biết được.
Thời gian tồn tại của thời Tần quá ngắn, tư liệu để nghiên cứu lại quá ít, các phi tử hậu cung của Tần Thủy Hoàng gần như không được ghi chép. Người đời sau lại đều cho rằng nhà Tần diệt vong là do quá tàn bạo, thêm vào đó là khoảng lịch sử sát tuẫn tàn ác cũng không thể bỏ qua. Tuy thời Hán đã hủy bỏ chế độ tuẫn táng (chôn người sống theo người chết) một cách rõ ràng, nhưng lại bắt đầu thịnh hành hậu táng, đủ các loại vàng bạc châu báu sẽ được chôn theo. Vậy nếu như những thợ xây lăng mộ mà nổi lòng tham, lén lút mò tới lăng mộ để trộm thì phải làm thế nào?
Nhằm tránh hiện tượng này xảy ra, sau khi xây dựng lăng mộ xong, những người này liền thành vật để tuẫn táng (chôn theo), nôm na thì cũng chẳng khác gì sát tuẫn. Trong lịch sử Trung Quốc, sát tuẫn thành công nhất chính là Thành Cát Tư Hãn, sau khi ông qua đời, những người khiêng quan tài đi dọc đường gặp ai thì giết người đó, khiến cho việc lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn bây giờ ở đâu vẫn là một bí ẩn.
Hoàng tộc người Mông Cổ khác với hoàng tộc Trung Nguyên, họ không hề xây dựng lăng mộ cao lớn. Sau khi mai táng người đã mất xuống thì sẽ cho ngựa chiến dẫm lên rồi cử người trồng một vài loại hoa cỏ, vài năm sau sẽ không nhìn thấy sự khác biệt nữa. Đây cũng là lý do vì sao đến ngày nay các nhà sử học vẫn chưa phát hiện ra được lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn.
Thực ra, đa số các thợ xây bị sát tuẫn rất khó được ghi chép trong lịch sử. Theo một số tài liệu ghi chép của nhà Tây Hán, số thợ xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng có khoảng hơn 700 ngàn người, Lý Bạch còn từng viết một bài thơ: 'Hình đồ thất thập vạn, khởi thổ Lệ Sơn Ôi'. Hơn 700 ngàn người là con số không hề nhỏ, nếu như sát tuẫn hơn 700 ngàn người thì chắc chắn sẽ phải được ghi chép vào trong sử sách, thế nên, nếu toàn bộ số thợ xây dựng lăng mộ bị giết rồi chôn cùng là điều khó có thể xảy ra. Vậy thì người thợ cuối cùng đóng lăng mộ lại sẽ ra ngoài như thế nào?
Các nhà khoa học tuy rằng không biết trong trường hợp ở lăng mộ của Tần Thủy Hoàng như thế nào, nhưng trong quá trình khai quật đã giải đáp được bí ẩn này. Khi đội sử học của Quách Mạt Nhược khai quật lăng mộ ra đã phát hiện lăng mộ cực kỳ kiên cố. Nếu như muốn mở lăng mộ ra thì chỉ có 2 cách: một là dùng thuốc nổ, hai là giải câu đố bí ẩn mà các thợ xây dựng thiết kế lăng mộ đã để lại.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu lăng mộ, phát hiện cửa lăng bị khóa từ bên trong, nếu như dùng thuốc nổ phá cửa từ bên ngoài thì sẽ không thể mở được. Hơn nữa, dùng thuốc nổ lại dễ làm sập lăng. Trong lúc các nhà khoa học đang đau đầu vì việc mở cửa thì người thợ phụ trách dò đường đã phát hiện ra ở bên trong khe cửa có một thanh đá dẹt. Trải qua kiểm nghiệm nhiều lần, các chuyên gia cho rằng thanh đá này chính là then chốt đóng kín cửa lăng. Các chuyên gia đã dùng dây cáp chì và tấm gỗ, cuối cùng đã di chuyển được thanh đá ra, đẩy cửa ra xem, chân tướng đã sáng tỏ, các nhà khoa học không khỏi cảm thán rằng tổ tiên của họ thật thông minh.
Các thợ xây dựng lăng mộ năm xưa đã mài phía trên và dưới của cửa đá thành hình cầu, sau đó lại khắc một rãnh ở khe cửa đối xứng với phần giữa của cửa đá, chèn thanh đá vào rãnh lõm ở chỗ gần cửa. Khi các thợ xây đã ra ngoài hết thì sẽ để thanh đá lệch đi, khiến nó dần dần tiếp xúc với cửa đá, hoàn toàn đóng kín cửa lại, thanh đá sẽ khớp vào trong rãnh, muốn mở cửa ra chỉ có thể dùng chìa khóa đinh móc. Tuy rằng có thể mở cửa ra nhưng các thợ xây làm công trình như vậy cũng là để hoàng đế yên tâm. Hoàng đế cũng sẽ cử người canh gác, một khi phát hiện ra người đáng nghi thì sẽ bắt lại tra khảo. Để sinh tồn, các thợ xây cũng đã dùng hết trí thông minh của mình để tự cứu bản thân.