Ảnh: Bobby-Jo Photography
Tại vùng đồng bằng Okavango của Botswana (quốc gia phía nam châu Phi), các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một phương pháp 'tâm lý học' trong thế giới động vật hoang dã châu Phi.
Cụ thể, cộng đồng dân cư tại Botswana đang đối mặt với vấn đề: Các loài săn mồi 'khét tiếng' của thảo nguyên như sư tử, báo hoa mai, linh cẩu đốm, báo gêpa (mệnh danh là 'ông vua tốc độ') và chó hoang châu Phi... đang rình mò và ăn thịt các loài gia súc, gia cầm mà người dân nơi đây chăn thả tự do. Việc xây dựng hàng rào hoặc giết hại ngược lại các loài săn mồi của con người lại trở thành thách thức lớn về bảo tồn đa dạng các loài trên toàn cầu.
Có thể nói, bò là một trong những con mồi yêu thích của sư tử... Photo: Internet
Vậy làm thế nào để vừa tránh những xung đột giữa động vật hoang dã châu Phi với con người, vừa bảo đảm việc chăn thả gia súc, mang đến sinh kế cho người dân vùng xa xôi này?
Tạp chí khoa học Nature đăng tải công trình của các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã nghĩ ra cách vẽ lên mình gia súc (cụ thể là bò) những con mắt giả đóng vai trò là tín hiệu CHỐNG động vật săn mồi tấn công.
Nhận thấy con mắt và cái nhìn có khả năng thay đổi hành vi của con người, các nhà khoa học đã thử nghiệm điều tương tự ở động vật.
KẾT QUẢ BẤT NGỜ
Làm việc với Khu bảo tồn Động vật ăn thịt Botswana và những người chăn nuôi địa phương, chúng tôi đã vẽ những con gia súc từ 14 đàn gần đây đã bị sư tử tấn công. Trong 4 năm, tổng số 2.061 con gia súc đã tham gia vào nghiên cứu.
Trước khi thả những đàn gia súc lên tới vài trăm con ra ngoài ăn cỏ, chúng tôi đã sơn khoảng một phần ba mỗi đàn với thiết kế con mắt nhân tạo trên thân; một phần ba mỗi đàn với các dấu chéo đơn giản; và để một phần ba còn lại của đàn không được đánh dấu.
Các nhà nghiên cứu đang hướng dẫn cách in mắt giả lên thân bò. Ảnh: Bobby-Jo Photography
Kết quả, họ nhận thấy rằng các con mắt được vẽ trên da bò có liên quan đến việc giảm các cuộc tấn công của động vật ăn thịt phục kích (sư tử và báo...). Gia súc trong cùng một đàn được sơn mắt giả có khả năng sống sót cao hơn so với gia súc được đánh dấu chéo, hoặc không được vẽ mắt giả.
Trên thực tế, không có con nào trong số 683 con 'bò vẽ mắt' bị giết bởi những kẻ săn mồi phục kích trong suốt cuộc nghiên cứu kéo dài 4 năm, trong khi 15 con (trong số 835 con) không sơn và 4 (trong số 543 con) con có sơn chữ thập bị giết.
Những kết quả này hỗ trợ cho nhận định ban đầu của các nhà khoa học rằng: Việc tạo ra nhận thức rằng kẻ săn mồi đã bị con mồi nhìn thấy sẽ khiến chúng từ bỏ cuộc săn.
Gia súc trong cùng một đàn được sơn chấm mắt có khả năng sống sót cao hơn. Ảnh: BEN YEXLEY/UNSW
Lý giải tại sao các loài động vật săn mồi ở thảo nguyên châu Phi lại 'kiêng dè' khi bắt gặp các con mắt đáng sợ trên người các loài gia súc, các nhà khoa học cho biết:
Với con mắt giả mở to như đang 'chiếu tướng', cho thấy sự hiện diện của phản ứng vốn có đối với mắt có thể được khai thác để sửa đổi hành vi trong các tình huống thực tế, chẳng hạn như để ngăn chặn xung đột giữa con người và động vật hoang dã và giảm hoạt động tội phạm ở người.
Tập thể các nhà khoa học trên Nature viết: 'Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là lần đầu tiên mắt giả được chứng minh là có khả năng ngăn chặn động vật ăn thịt tấn công gia súc. Do đó, việc áp dụng mắt giả cho vật nuôi có giá trị cao có thể là một công cụ hiệu quả về chi phí để giảm tình trạng vật nuôi bị các loài săn mồi săn thịt'.
Bảo vệ vật nuôi khỏi động vật ăn thịt hoang dã - đồng thời bảo tồn chính loài ăn thịt - là một vấn đề quan trọng và phức tạp. Phương pháp sử dụng mắt giả trên người gia súc dù có thể mang lại kết quả khả quan tương đối, nhưng cách này đang cho thấy nó hiệu quả, không gây chết chóc, tiếp cận đơn giản, chi phí thấp... rất hợp cho những nông dân vùng châu phi xa xôi.
Bài viết sử dụng nguồn: Sciencealert, Nature