Sự trỗi dậy của nền kinh tế văn hóa Hàn Quốc
Theo trang DW, khi bộ phim Hàn Quốc như 'Ký sinh trùng' làm nên lịch sử, trở thành bộ phim không nói tiếng Anh đầu tiên giành giải Oscar cho hạng mục 'Phim hay nhất' thì mọi chú ý đã đổ dồn vào đạo diễn Bong Joon-ho nói riêng và phim Hàn Quốc nói chung.
Cơn sốt Ký sinh trùng tạo tiếng vang khắp thế giới
Trước khi bước sang thiên niên kỷ mới, rất ít người có thể thấy được rằng văn hóa Hàn Quốc sẽ vươn ra toàn cầu hay tạo tiếng vang lớn đến như vậy. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế quan trọng nhất trên thế giới, trong đó ngành công nghiệp phim Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng.
Khi nói đến văn hóa Hàn Quốc, tầm ảnh hưởng của làn sóng K-pop hay những bài hát 'Gangnam Style' đã có ảnh hưởng mạnh mẽ. Hay từ đầu những năm 2000, những bộ phim như 'Oldboy' của Park Chan-wook hay 'Spring, Sumer, Fall, Winter…and Spring' của Đạo diễn Kim Ki—duk từng thu hút sự chú ý trên khắp thế giới.
Ngày nay, phim bộ và phim truyền hình Hàn Quốc là một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp giải trí toàn cầu. Liên hoan phim quốc tế Busan, diễn ra tại thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, là một trong những liên hoan phim châu Á quan trọng nhất và quốc gia này chiếm thị trường điện ảnh lớn thứ 5 trên thế giới, thu về khoảng 1,7 tỷ USD (1,6 tỷ euro) mỗi năm.
Ngành giải trí Hàn Quốc được yêu thích từ Mỹ đến châu Phi. Ngành giải trí nước này mang đến loạt phim ấn tượng cho du khách từ những bộ phim kinh dị, hành động đến những phim truyền hình dài tập. 'Hallyu' hay làn sóng văn hóa đại chúng mới của Hàn Quốc đã lan rộng khắp thế giới, đặc biệt khi những bộ phim đình đám như 'Ký sinh trùng' giành giải Oscar và hàng loạt giải thưởng quốc tế.
Làn sóng Hàn Quốc — hay Hallyu — là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để mô tả sự thành công quốc tế của âm nhạc, phim ảnh, truyền hình, thời trang và ẩm thực Hàn Quốc. Vào tháng 10 năm ngoái, từ điển tiếng Anh Oxford đã thêm từ Hallyu của Hàn Quốc vào ấn bản mới nhất.
Trong thời gian dài, Chính chủ Hàn Quốc đã thể hiện chiến lược mạnh mẽ nhằm thúc đẩy thành công của các bộ phim Hàn Quốc ở nước ngoài.
Phim Hàn Quốc 'gây bão' với thế giới
Thành công của phim Hàn Quốc ở nước ngoài bắt đầu vào những năm 1990 khi Luật kiểm duyệt được nới lỏng và các công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh phim ảnh. Các khoản đầu tư thông qua các tập đoàn — hay chaebol — như Samsung, Daewoo và Hyundai đều đóng vai trò quan trọng trong ngành điện ảnh nước này.
'Squid Game' của Hàn Quốc. Ảnh: DW
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, các tập đoàn mới như CJ Entertainment, Orion Group (Showbox) và Lotte Entertainment đã nổi lên để trở thành những công ty lớn nhất trong ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc. Trong thập kỷ đầu tiên của làn sóng Hallyu, người hâm mộ quốc tế, đặc biệt là ở Mỹ, đã biết đến là những bộ phim của Hàn Quốc.
'Điều này đã xảy ra từ lâu trước khi các nền tảng OTT (dịch vụ truyền thông được cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua Internet) và phụ đề dễ dàng,' bà Yang Mal Bok đóng vai trò là khách mời trong loạt phim 'Squid Game' của Hàn Quốc nói.
Sau khi rất nhiều những bộ phim Hàn Quốc tham gia liên hoan phim quốc tế thì tiếng vang đã mang tầm ảnh hưởng và Hallyu đã nổi tiếng từ đây. Điển hình, bộ phim 'Squid Game' của Hàn Quốc đã trở thành một trong những bộ phim phát trực tuyến ăn khách nhất mọi thời đại của gã khổng lồ phát trực tuyến Netflix. Bộ phim gồm 9 phần đã đạt 1,65 tỷ người xem chỉ trong tháng đầu tiên phát hành.
Bà Yang cũng nói rằng không nghĩ bộ truyện sẽ 'trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới đến như vậy'.
'Rõ ràng là Hollywood đã có ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ trên khắp thế giới. Các bộ phim nói tiếng Anh được chiếu tại các rạp chiếu phim. Thật khó để cạnh tranh với điều đó, nhưng trong hai thập kỷ nay, các liên hoan phim độc lập quốc tế cũng đã tăng cơ hội để thấy và nghe,' bà Yang cho biết.
Sức mạnh mềm từ ngành giải trí Hàn Quốc
Nền tảng phát trực tuyến Netflix đã thông báo rằng sẽ chi 500 triệu đô la (451 triệu euro) vào năm 2022 như một phần trong nỗ lực mở rộng nội dung của Hàn Quốc. Tuy nhiên, đại dịch đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp điện ảnh.
Sau Covid-19, các sản phẩm địa phương vẫn chiếm thị phần lớn tại thị trường Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc coi ngành công nghiệp giải trí là động lực chính cho nền kinh tế quốc gia trong tương lai và đang đầu tư mạnh vào các bộ phim và phim truyền hình từ ngân sách quốc gia. Một trong những mục tiêu chính là trở thành nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu thế giới về giải trí và truyền thông.
Chẳng hạn như, tác phẩm gần đây 'The Apartment with Two Women' là bộ phim đầu tay của đạo diễn Kim Se-In và được tài trợ bởi Học viện Nghệ thuật Điện ảnh Hàn Quốc.
Chính Đạo diễn Kim đã thừa nhận rằng bà chỉ có thể tập trung vào việc làm phim. Từ viết kịch bản đến giai đoạn hậu kỳ, Học viện Nghệ thuật Điện ảnh Hàn Quốc đã hỗ trợ mọi thứ để tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh. Bộ phim đã giành được 5 giải thưởng tại Liên hoan phim quốc tế Busan vào tháng 10
Khi được hỏi bà nghĩ điều gì đằng sau thành công của điện ảnh Hàn Quốc, diễn viên Yang cho biết bối cảnh giải trí của đất nước có thể thích nghi và thay đổi rất nhanh.
Theo bà Yang, Hàn Quốc cũng là một quốc gia coi trọng tính hiện đại và đổi mới. Những khung cảnh văn hóa quốc tế, sáng tạo không chỉ có ở thủ đô Seoul mà còn ở tất cả các thành phố lớn. Nếu ai đó muốn thu hút sự chú ý của mọi người ở đây, họ phải làm điều gì đó độc đáo. Tất nhiên những điều này sẽ xuất hiện trong phim và sẽ trở thành hiện tượng.
'Các phương tiện truyền thông sản xuất nội dung mới rất nhanh. Thật khó để chỉ tìm ra một lý do khiến nội dung văn hóa từ Hàn Quốc trở nên phổ biến nhưng có lẽ một phần bởi làn sóng Hallyu và Hàn Quốc giữ vài trò là trung tâm của hiện tượng này', bà Yang nhấn mạnh./.