ChatGPT có gì đặc biệt?
Chỉ trong tuần đầu ra mắt, ChatGPT đã có hơn 1 triệu người dùng thử. Đây là sản phẩm của một công ty trí tuệ nhân tạo do tỷ phú Elon Musk đồng sáng lập.
01/02/2023 07:15

ChatGPT chính thức được OpenAI cho công chúng thử nghiệm từ ngày 30/11/2022. Chatbot này là phần mềm được thiết kế để trò chuyện với con người dựa trên các dữ liệu mà người dùng đưa ra.
Theo chia sẻ của Sam Altman, đồng sáng lập kiêm CEO OpenAI, chỉ trong vòng 1 tuần, ChatGPT đã đạt hơn 1 triệu người sử dụng.
Ai sở hữu OpenAI?
Công ty phát triển và nghiên cứu OpenAI do hai nhà đầu tư Sam Altman và tỷ phú Elon Musk thành lập vào năm 2015, hoạt động với mục đích phi lợi nhuận. OpenAI cũng huy động vốn từ các tên tuổi khác như nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel. Năm 2019, hãng lập thêm một pháp nhân khác để kinh doanh.
Elon Musk đã rời Ban quản trị OpenAI năm 2018. Ông khen ngợi hiện tượng ChatGPT là 'tốt một cách đáng sợ'. Dù vậy, ông đã tạm dừng cho OpenAI truy cập cơ sở dữ liệu Twitter sau khi biết được OpenAI dùng nó để 'đào tạo' công cụ.
ChatGPT hoạt động như thế nào?
Theo OpenAI, mô hình ChatGPT được đào tạo bằng kỹ thuật máy học mang tên 'học tăng cường từ phản hồi của người dùng' - Reinforcement Learning from Human Feedback (RLHF). Công ty khẳng định, ChatGPT có thể mô phỏng các đoạn hội thoại, trả lời câu hỏi, nhận khuyết điểm, thách thức những tiên đề không chính xác và từ chối yêu cầu không hợp lý.
Ban đầu, các huấn luyện viên là con người sẽ cung cấp cho mô hình các cuộc hội thoại, trong đó, họ đóng cả hai vai - người dùng và trợ lý AI. Phiên bản chatbot đang thử nghiệm hiện nay cố gắng hiểu câu hỏi do người dùng đặt ra và phản hồi bằng những câu trả lời chuyên sâu giống như con người dưới định dạng hội thoại.
ChatGPT có thể sử dụng cho mục đích nào?
ChatGPT có thể sử dụng trong các ứng dụng thực tế như tiếp thị kỹ thuật số, sáng tạo nội dung trực tuyến, trả lời câu hỏi của khách hàng, thậm chí còn giúp tìm lỗi trong code.
Chatbot này có khả năng phản hồi được nhiều loại câu hỏi trong khi bắt chước phong cách của con người.
Cũng như nhiều giải pháp AI khác, ChatGPT không hoàn hảo. OpenAI thừa nhận xu hướng phản hồi bằng các câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng không chính xác hoặc vô nghĩa. Công ty vẫn đang tìm cách khắc phục vấn đề này.
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phân biệt đối xử dựa trên gương mặt, giới tính, văn hóa. Các hãng lớn như Google, Amazon đều gặp phải vấn đề này khi thử nghiệm AI. Tại một số công ty, con người phải trực tiếp can thiệp và sửa chữa khuyết điểm của AI.
Link báo gốc:
Copy link
https://vtv.vn/cong-nghe/chatgpt-co-gi-dac-biet-20230131213142505.htm
-
1Hành trình khởi nghiệp kinh doanh thời trang online của 8x Hưng Yên
-
2Nhà tạo mẫu tóc Hoàng Minh Trung: 'Làm tóc không chỉ ĐẸP mà còn phải HỢP với chất riêng của từng người'
-
3Lo khóa sim, người dân đổ xô đi chuẩn hóa thông tin thuê bao
-
4Top 3 câu hỏi thường gặp từ khách đăng tin cho thuê chung cư
-
5Kỹ thuật mới 'hiệu quả khoảng 80%' trong việc sinh con theo giới tính mong muốn
-
6Đinh Đức Đoàn - Người anh lớn của cộng đồng game thủ AOE tại Việt Nam
-
7Thu Dung- Tiktoker gây sốt với những bản cover nhạc Trung triệu view
-
8Chủ kênh Tiktok An Shop Ăn Vặt chia sẻ chuyện khởi nghiệp
-
9Ai là người 'dạy học' cho công cụ AI?
-
10Giá trị cốt lõi trong định hướng kinh doanh của nam doanh nhân 9X Kiên Civic
-
11Nguyễn Trung Kiên - Founder TUKI Group: 'Con đường khởi nghiệp của các bạn trẻ sẽ ngắn hơn tôi'
-
12Tỷ phú Elon Musk định giá Twitter chưa bằng một nửa số tiền từng bỏ ra mua
-
13'Bông hồng lai' Emma Lê hóa nàng thơ trong bộ ảnh đậm nắng hè
-
14Còn gần 2 triệu thuê bao di động chưa chuẩn hóa thông tin
-
15Nếu điện thoại không còn được hỗ trợ, bạn đã biết cách giữ an toàn cho thiết bị?
-
16Thẩm mỹ Vũ Quang: Xâm lấn tối thiểu - Đẹp tối đa
-
17Nam giảng viên trăn trở áp dụng công nghệ để lan tỏa kiến thức y khoa
-
18Triển lãm đồng hồ xa xỉ nhất thế giới
-
19Wetee - Thương hiệu đồng hành cùng sức khỏe răng miệng trẻ em
-
20Chuyên gia Trần Anh Tuấn: 3 sai lầm điển hình khi khởi nghiệp