Chuyên gia Trần Anh Tuấn: 3 sai lầm điển hình khi khởi nghiệp  

“Khởi nghiệp không phải là phong trào. Khởi nghiệp và sự nghiêm túc với kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh của người làm kinh doanh. Hội tụ cả yếu tố về đam mê, khát vọng nhưng không thể thiếu chuyên môn vận hành Doanh nghiệp” - Ông Trần Anh Tuấn chia sẻ.

29/03/2023 13:29

google_Tiin.vn

3 nguyên nhân khiến khởi nghiệp trẻ dễ thất bại

Hiện nay phong trào tự kinh doanh, tự tạo dòng thu nhập mà không phải đi làm thuê cho một tổ chức đang được các bạn trẻ trào đón mạnh mẽ. Từ đó xuất hiện nhiều doanh nhân trẻ và cũng từ đó, nhiều người thất bại hơn khi mới tuổi đôi mươi. Nguyên nhân của vấn đề này do đâu? Và điều gì khiến việc khởi nghiệp của bạn dễ thất bại. Ông Trần Anh Tuấn - HĐQT Hệ thống Giáo dục trực tuyến 247 chia sẻ: Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp của các bạn trẻ:

Nguyên nhân thứ nhất là quá tập trung vào đam mê và những gì mình có mà không để ý tới nhu cầu của thị trường, của khách hàng mục tiêu. Biểu hiện của việc này là chỉ tập chung nghiên cứu và thẩm định sản phẩm theo ý chủ quan của mình, mà không khảo sát phản ứng của khách hàng trước khi tung sản phẩm ra thị trường.

Nguyên nhân tiếp theo là yếu kiến thức về tài chính, nhân sự, vận hành. Các bạn trẻ khởi nghiệp có thể mạnh về kinh doanh hoặc ý tưởng sản phẩm. Tuy nhiên để vận hành được một tổ chức thì kiến thức về 3 phần trên là vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân thứ 3 là sản phẩm đi vào thị trường quá nhỏ, quá ngách hoặc không có sự khác biệt, điều này khiến cho các chiến dịch truyền thông, marketing về sau thiếu đi chất liệu để định vị thương hiệu.

Ông Trần Anh Tuấn ngoài cùng bên phải, trong talk show về chủ đề Doanh nhân

4 vùng kiến thức cần trang bị trước khi khởi nghiệp

Về cơ bản việc tạo dựng một doanh nghiệp được hiểu như việc bạn tạo ra một cỗ máy đề vận hành, cỗ máy đó tạo ra sản phẩm và thặng dư về tài chính. Là một CEO khi vận hành một doanh nghiệp sẽ giống như vận hành một cỗ máy vậy. Trước khi khởi nghiệp, bạn nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản về 4 mảng quản trị sau để có thể giảm thiểu rủi ro.

Thứ nhất là quản trị tài chính. Rất nhiều CEO vận hành doanh nghiệp nhưng chưa nắm được các chỉ số tài chính cơ bản việc này dẫn đến mất kiểm soát về dòng tiền, thậm chí không biết tính lãi, không xác định được các khoản chi phí trong doanh nghiệp. Tài chính là mảng kiến thức khó, nhưng là khởi đầu cho mục tiêu một doanh nghiệp trong một thời kỳ.

Thứ hai là quản trị kinh doanh. Đây là việc xác định được mô hình hay phương thức phân phối sản phẩm. Phần kiến thức CEO cần biết đó là Truyền thông, Marketing, Bán hàng và chăm sóc khách hàng vv…,

Thứ ba là quản trị vận hành. Đây là việc triển khai lập kế hoạch, xây dựng quy trình, hệ thống báo cáo để đảm bảo tổ chức vận hành hiệu quả theo mô hình kinh doanh và đạt mục tiêu tài chính.

Thứ tư là quản trị nhân sự. Đây là một trong những chuyên môn trọng yếu của CEO, việc tuyển dụng, đào tạo, setup cơ chế lương, thưởng là một phần quan trọng để một doanh nghiệp có nguồn lực phù hợp vận hành được theo mục tiêu của tổ chức.

Năng lực tự học của CEO trong thời đại mới

Hiện nay có rất nhiều phương tiện hiện đại để một nhà khởi nghiệp có thể trang bị kiến thức cho bản thân. “Cứ làm, sai đến đâu sửa đến đó” là một quan điểm không còn phù hợp khi bạn ngồi ở vị trí CEO một tổ chức. Việc học tập và cải thiện liên tục 4 mảng quản trị ở trên là điều kiện tiên quyết để CEO nói chung và CEO khởi nghiệp nói riêng gây dựng được doanh nghiệp phát triển bền vững

Là một người thường xuyên chia sẻ và đào tạo chuyên sâu về chuyên môn cho cấp quản trị, ông Tuấn nhấn mạnh: “Tốc độ phát triển của một Doanh nghiệp luôn tỉ lệ thuận với trình độ ban lãnh đạo”. Chính vì vậy thời cơ sẽ chỉ sáng rõ khi kiến thức CEO luôn tăng trưởng theo thời gian.

Theo dõi thêm các chia sẻ của ông Trần Anh Tuấn tại: https://www.tiktok.com/@trananhtuanceo

Theo Diệu My/Tri thức và Cuộc sống
Tin cùng chuyên mục