Đối phó với tấn công smartphone
Ngoài lưu trữ các dữ liệu mang tính riêng tư, smartphone (điện thoại thông minh) còn có các ứng dụng mạng xã hội, ứng dụng (app) ngân hàng và cả các thông tin liên quan đến công việc. Vì thế, smartphone đang là đích nhắm ưa thích của các hacker (đối tượng tấn công mạng), nên người sử dụng cần nhận biết và có cách phòng tránh.
10/08/2023 11:52

Cài đặt ứng dụng tin cậy là cách bảo vệ trước tấn công mạng qua di động. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Bị tấn công nhưng không biết
Gần đây, một hãng bảo mật phát hiện chiến dịch tấn công mạng có chủ đích APT (Advanced Persistent Threat) trên nền tảng di động, mục tiêu là các thiết bị chạy hệ điều hành iOS. Theo đó, nạn nhân nhận một tin nhắn qua iMessage với tệp đính kèm chứa khai thác lỗ hổng zero-click. Tin nhắn này sẽ tự kích hoạt một lỗ hổng trên thiết bị di động, sau đó tin nhắn sẽ tự động bị xóa dù người dùng không thực hiện thao tác nào.
Các chuyên gia công nghệ cho biết, đây là phần mềm gián điệp lặng lẽ truyền thông tin cá nhân đến các máy chủ từ xa, bao gồm bản ghi âm, ảnh từ ứng dụng nhắn tin nhanh, định vị địa lý và dữ liệu về một số hoạt động khác của chủ sở hữu smartphone bị nhiễm.
Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc An ninh mạng, Tập đoàn Công nghệ Bkav, chỉ ra các thủ đoạn tấn công vào smartphone gồm: tấn công qua người dùng bị lừa cài đặt các phần mềm độc hại, từ đó chiếm quyền thiết bị (thông qua tin nhắn SMS, email, chat qua ứng dụng, gọi điện lừa đảo); tấn công qua lỗ hổng phần mềm, hệ điều hành; tấn công khác qua bluetooth, wireless hay giao thức chia sẻ file.
Số liệu vừa được hãng bảo mật Kaspersky công bố vào tháng 7-2023 cho thấy: tổng số email độc hại được hệ thống Anti-Phising của Kaspersky chặn trong năm 2022 là 17.847.857 lượt, trong đó 1.569.005 lượt tấn công nhắm vào doanh nghiệp và 16.278.852 lượt nhắm vào người tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là trên thiết bị di động.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam, phổ biến nhất và nguy hiểm nhất là hình thức tấn công lừa đảo cài app giả mạo. Các đối tượng giả mạo các tổ chức nhà nước để gọi điện, nhắn tin, lừa người dùng cài đặt phần mềm giả mạo, thực chất là phần mềm có khả năng kiểm soát điện thoại. Từ đó, thực hiện theo dõi người dùng, ăn trộm thông tin, điều khiển điện thoại thực hiện lệnh chuyển tiền để rút hết tiền trong tài khoản của người dùng.
“Hiện hình thức tấn công chiếm quyền điều khiển smartphone tập trung nhiều vào hệ điều hành Android. Để kiểm tra điện thoại của mình có bị kiểm soát hay không, người dùng chú ý các hiện tượng bất thường trên máy như: điện thoại thường xuyên bị nóng trong khi không sử dụng, điện thoại nhanh hết pin, điện thoại đang ở chế độ màn hình đen nhưng vẫn phát ra âm thanh”, ông Vũ Ngọc Sơn chia sẻ.
Tổ chức, doanh nghiệp cũng bị gây hại
Smartphone cá nhân bị tấn công không chỉ gây thiệt hại cho người dùng thiết bị đó mà còn gây ảnh hưởng đến tổ chức, doanh nghiệp…, vì từ lâu smartphone cá nhân đã gắn liền với công việc.
Dùng điện thoại đúng cách để tránh bị tấn công mạng là điều cần thiết. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Chị Thanh Thủy, nhân viên văn phòng của Công ty T.C. (quận 1, TPHCM), kể: “Hôm trước, tôi đặt mua mấy món đồ online, tự nhiên xuất hiện thêm một đường link đề nghị điền thông tin để nhận mã giảm giá, đang “ngon trớn” mua sắm nên tôi click vào nhưng chờ mãi không thấy mã giảm giá, đến khi điện thoại như bị tê liệt thì mới giật mình”.
Ngay sau đó, chị nhờ nhân viên công nghệ của công ty kiểm tra thì phát hiện điện thoại của mình bị tấn công. Nhờ xử lý kịp thời nên email công ty trên di động của chị chưa bị xâm nhập.
“Không bấm vào các đường link lạ nhận được qua tin nhắn, chat, email; không cài các ứng dụng trên chợ ứng dụng của Google và Apple; không cấp các quyền truy cập không liên quan đến chức năng của ứng dụng, đặc biệt các quyền về trợ năng, quyền đọc tin nhắn, quyền đọc dữ liệu người dùng; thiết lập chế độ xác thực bằng sinh trắc học với các app ngân hàng”, ông Vũ Ngọc Sơn khuyến cáo.
Theo dữ liệu từ Diễn đàn Kinh tế thế giới, 95% sự cố an ninh mạng là do lỗi của con người. Số liệu này khẳng định rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không biết rằng nhân viên của họ có thể vô tình hoặc thậm chí cố ý gây hại cho “sức khỏe” của công ty. Còn khảo sát Kinh tế bảo mật công nghệ thông tin năm 2022 của Kaspersky cho thấy, khoảng 22% vụ rò rỉ dữ liệu tại doanh nghiệp nhỏ và vừa là do nhân viên gây ra.
Ông Adrian Hia, Giám đốc Điều hành Kaspersky châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ: “Hành động của nhân viên có thể vô tình dẫn đến sự cố bảo mật nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tình hình an ninh mạng của doanh nghiệp. Một số nguyên nhân chính là do mật khẩu yếu, cạm bẫy lừa đảo…, và đặc biệt là chính sách sử dụng thiết bị cá nhân cho công việc. Số lượng lớn các sự cố mạng bắt nguồn từ hành động của nhân viên cho thấy tất cả các tổ chức cần được đào tạo nâng cao nhận thức về an ninh mạng để hướng dẫn nhân viên cách tránh những lỗi bảo mật phổ biến”.
Ông Ngô Vi Đồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Chủ tịch VNISA phía Nam, cho rằng, năm 2023 được đánh dấu bằng sự tăng tốc của xu hướng chuyển đổi số. Quá trình này dẫn đến những chiến lược mới, những công nghệ mới và cả những rủi ro mới. Ngay khi cộng đồng còn chưa nắm bắt thông tin và chưa có sự đề phòng thì tin tặc đã tận dụng công nghệ mới để tấn công mạng, lừa đảo trục lợi, trở thành một vấn đề nổi cộm đáng quan ngại. Bên cạnh những hiệu quả và tiện ích mà công nghệ mang đến, cần cảnh giác khả năng công nghệ bị khai thác để tấn công mạng, lừa đảo.
Link báo gốc:
Copy link
https://www.sggp.org.vn/doi-pho-voi-tan-cong-smartphone-post700920.html
-
1Đem thỏi vàng 1 tỷ đồng đi bán, không tiệm nào dám mua vì...
-
2Phát hãi những loài rắn cực độc đang được nuôi tại Việt Nam
-
3Huyền bí 'quái vật' khổng lồ ẩn mình dưới hồ thiêng Trung Quốc
-
4'Thần thú phương Đông' tưởng tuyệt chủng bất ngờ tái xuất ở Việt Nam
-
5Loài ếch ma tuyệt tích cả trăm năm bất ngờ 'tái xuất' kỳ diệu
-
6Top phát minh vĩ đại thời Ai Cập cổ đại thay đổi cả thế giới
-
710 con cá trê dẫn đường đến mộ cổ, càng đào càng choáng váng vì...
-
8Giật mình những bức ảnh khiến con người không thể không... 'đông não'
-
9Cực nóng: Việt Nam phát hiện 40 mỏ vàng khủng, trữ lượng gần 30 tấn
-
10Nhà toán học người Việt và hai đáp án khiến thế giới kinh ngạc
-
11ChatGPT cãi giỏi như luật sư, giúp chàng trai bị phạt nguội thắng kiện
-
12Khai mở khối đá khổng lồ phong ấn 20 'quái thú', bàng hoàng sự thật
-
13Hiếu PC cảnh báo: Nhấn vào tệp tin này trên Telegram, coi chừng mất sạch
-
14Điểm danh 'thủ phạm giấu mặt' trong nhà khiến tiền điện tăng chóng mặt
-
15Cận cảnh loài bạch tuộc tai voi kỳ dị nhất đáy đại dương
-
163 con cá lạ trôi dạt vào bờ biển Hà Tĩnh, là loài linh thiêng?
-
17Bí mật ẩn giấu bên trong 'lò phản ứng lai' độc nhất thế giới
-
18Đi dạo cùng thú cưng, sướng tê người đụng trúng 'báu vật' vô giá
-
19Rúng động thảm kịch robot 'nhìn gà hóa cuốc', sát hại người năm 1979
-
20Lỗ đen quái vật 'sống dậy', bất ngờ đe dọa sự sống Trái Đất
- Vợ chồng 'hờ' làm giấy phép lái xe giả, lừa lấy tiền của nhiều người
- Thanh Hóa 'mạnh tay' xử lý khai thác khoáng sản trái phép
- Khởi tố 2 đối tượng khai thác cát trái phép
- Ngôi sao Squid Game đối mặt với 1 năm tù giam vì tội tấn công tình dục
- Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, phạt 25 triệu
- Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, phạt 25 triệu
- Khởi tố Hằng Du mục, Quang Linh Vlog: 135.325 hộp kẹo Kera đã được bán
- Khởi tố Chủ tịch Công ty cây xanh Công Minh
- Kết đắng của người phụ nữ lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng
- Một doanh nghiệp ở Thanh Hóa cấp thuyền cho 'cát tặc' hút cát trái phép
- Huyện trả nợ tiền cơm 'tiếp khách' sau khi bị nhà hàng lên mạng đòi
- Khánh Hòa: Quái xế đâm CSGT, 'thông chốt' đo nồng độ cồn
- Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh
- Mở mộ cổ thấy chất lỏng rỉ ra, chuyên gia hô lớn: 'Sơ tán ngay!'
- Phạt chủ tài khoản nói 'đến nhà Công tử Bạc Liêu không hấp dẫn bằng đi sở thú'
- Khởi tố, bắt tạm giam 'Hằng Du mục' và 'Quang Linh Vlogs'
- Vì sao khởi tố Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục lừa dối khách hàng?
- Vì sao khởi tố Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục lừa dối khách hàng?
- Nữ hiệu trưởng trình báo 'bị cắt ghép ảnh nóng, tống tiền 300 triệu đồng'
- Cuộc sống thường nhật hiện tại của người dân khắp thế giới
- Lãnh đạo TP HCM viếng tang Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Hải
- 10 thứ bí ẩn được tìm thấy bởi Google Earth, số 1 gây tranh cãi
- Madam Pang mê mẩn phở gà Việt: 'Ngon đến mức muốn mang về nhà'
- Hà Nội đưa 88 lô đất lên sàn, khởi điểm 4,6 triệu/m2
- Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục
- Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục
- Đang làm thủ tục truy nã quốc tế đối với Nguyễn Công Minh, Chủ tịch Công ty cây xanh Công Minh
- Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố
- Thanh Hoá sắp đấu 12 lô đất, dự kiến thu gần 1.000 tỷ
- Cái chết của 2 đứa trẻ gây xôn xao ở Quảng Nam: Người cô ruột nói gì?
- CLIP: Thanh niên đi xe máy tông CSGT rồi bỏ chạy
- Futsal nữ Việt Nam giữ vững vị trí thứ 11 thế giới
- Nhân viên rạp xiếc bị hổ tấn công kinh hoàng
- Không còn chỗ cho việc chia chỉ tiêu tuyển sinh đại học tuỳ tiện
- Bắt cặp vợ chồng 'hờ' làm giả giấy phép lái xe máy ở Huế
- Thông tin mới nhất về 'trái tim bất diệt' của Bồ-tát Thích Quảng Đức
- Dời lịch 'Chuyến tàu: Mùa xuân' ở Hà Nội
- CLB nữ TP HCM sẽ không có cầu thủ Việt kiều đá chung kết Cúp Quốc gia
- 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối': Không hề thấy diễn viên, chỉ thấy những người lính!
- Mua pháo nổ tự chế về bán kiếm lời
- Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương: Người dân TP HCM thêm hào hứng vì điều này
- Phòng GD-ĐT báo cáo gì về việc 'trường bất chấp lệnh cấm tổ chức dạy thêm thu tiền'?
- CSGT Công an TPHCM tăng cường kiểm tra hoạt động phương tiện vận tải
- Dàn cảnh chơi bài ăn tiền để cướp tài sản
- UBND TP HCM thông báo treo cờ Tổ quốc, nghỉ lễ 30-4, 1-5
- Bản Trường Ca Hòa Bình - Tái hiện chân thực dòng chảy 50 năm lịch sử dân tộc
- Bán 8 người sang đặc khu Tam Giác Vàng để thu lợi tiền tỷ
- Gia đình Từ Hy Viên bác tin lén bán trang sức con gái
- Bắt giữ đối tượng bỏ trốn khi được hoãn thi hành án
- Quận 8 thông tin 400 căn hộ chung cư nứt tường