![]()
Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, 3.000 máy bay không người lái tự sát Mikrob, được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI), đã được chuyển giao cho các đơn vị Nga, hiện đang tham gia 'chiến dịch quân sự đặc biệt', đang diễn ra ở Ukraine.
![]()
Những chiếc UAV này được trang bị AI, giúp chúng tự động theo dõi mục tiêu sau khi bị người điều khiển khóa hoặc ra lệnh. Theo ông Alexander Gryaznov, nhà phát triển ra UAV Mikrob, với AI, giúp UAV có khả năng duy trì theo dõi mục tiêu, ngay cả khi mục tiêu di chuyển.
![]()
Với thiết kế tốc độ cao và khả năng chịu quá tải của UAV Mikrob, được cho là tính năng có thể giúp nó hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt. Đặc biệt nó có thể hoạt động theo bầy đàn, với một nhóm có thể điều khiển tới 40 UAV và được cho là đạt được mức phá hủy đáng kể trên chiến trường.
![]()
Ông Gryaznov cũng nhấn mạnh tính mô-đun của UAV Mikrob, và cho biết nó có thể thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau, bằng cách hoán đổi các thành phần như cảm biến ảnh nhiệt để hoạt động vào ban đêm và hệ thống liên lạc tùy chỉnh cho các tần số khác nhau.
![]()
Trong khi Nga quảng cáo Mikrob là vũ khí tiên tiến trong chiến tranh hiện đại, nhưng tác động thực sự của nó vẫn chưa được nhìn thấy. Tuy nhiên, Câu lạc bộ “Mặt trận Nhân dân Kuleb” mà ông Gryaznov tham gia, đã đóng vai trò quan trọng trong việc tích hợp các hệ thống như vậy vào các hoạt động quân sự của Nga.
![]()
Câu lạc bộ của ông Gryaznov đã phát triển và sản xuất hàng nghìn hệ thống tác chiến điện tử, để chế áp UAV của Ukraine. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về khả năng tồn tại lâu dài của các công nghệ tự động như vậy, trong chiến trường phức tạp và phát triển nhanh chóng.
![]()
Trong khi Nga tập trung vào việc mở rộng việc sử dụng máy bay không người lái Mikrob tự động, có trí tuệ nhân tạo và sử dụng ở chiến trường Ukraine, thì phương Tây cũng đang thúc đẩy những bước phát triển tương tự, nhằm duy trì lợi thế công nghệ của mình trên chiến trường.
![]()
Ví dụ cụ thể là tên lửa hành trình lảng vảng Switchblade 600 của Mỹ, do công ty AeroVironment sản xuất, là một trong những vũ khí tự động, kết hợp kích thước nhỏ với hỏa lực mạnh. Với khả năng tấn công chính xác vào các mục tiêu bọc thép, Switchblade 600 được quân đội Mỹ và NATO sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng; với thao tác sử dụng rất đơn giản.
![]()
Tuy nhiên, giống như tất cả các vũ khí tự động, hiệu quả của UAV Switchblade 600 trong điều kiện chiến đấu được đánh giá là “không ổn định”. Minh chứng là nó phát huy tốt khả năng ở chiến trường Afghanistan và Iraq; nhưng lại tỏ ra vô dụng trên chiến trường Ukraine.
![]()
Những phát triển mang tính đột phá của phương Tây trên lĩnh vực UAV sử dụng AI, không chỉ chứng minh khả năng của UAV trong các hoạt động chiến đấu chính xác và tự động, mà còn cả những rủi ro đi kèm khi sử dụng rộng rãi chúng.
![]()
Ngoài ra việc sử dụng UAV trang bị AI, còn đặt ra những câu hỏi về khả năng kiểm soát, khi triển khai các công nghệ như vậy trên chiến trường. Đặc biệt là với AI, UAV có thể thực hiện các cuộc tấn công gây chết chóc, mà không cần sự điều khiển trực tiếp từ con người.
![]()
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc Nga chuyển giao một số lượng lớn tới 3.000 UAV có trí thông minh nhân tạo, cho các đơn vị của họ ở chiến trường, chắc chắn sẽ gây tò mò, đặc biệt là trong việc theo dõi hoạt động của chúng.
![]()
Việc Nga sử dụng 3.000 UAV, được hỗ trợ bởi AI ở Ukraine có thể mang lại lợi thế đáng kể cho quân đội Nga, trong bối cảnh chiến tranh hiện đại. Việc triển khai UAV tự động, mang đến cho họ những cơ hội mới, để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho nhân sự.
![]()
Một trong những lợi thế chính của UAV là khả năng tiến hành trinh sát và giám sát theo thời gian thực. UAV có thể bao phủ các khu vực rộng lớn, truyền dữ liệu video trở lại trung tâm chỉ huy, giúp quân đội Nga theo dõi các chuyển động của đối phương và đưa ra quyết định chính xác hơn.
![]()
Còn UAV được hỗ trợ bởi AI, có khả năng thực hiện các cuộc tấn công tự động, theo dõi mục tiêu của chúng một cách độc lập với sự can thiệp của con người, sau khi người điều khiển đã chỉ đạo chúng. Điều này giúp quân đội Nga thực hiện các hoạt động với ít quân hơn trên mặt đất và giảm thiểu rủi ro cho binh lính của họ.
![]()
Nếu những UAV này, được Nga triển khai với số lượng lớn, chúng có thể thực hiện các hoạt động phức tạp, mà thông thường đòi hỏi phải sử dụng máy bay thông thường, nhưng ít thương vong hơn và chi phí thấp hơn. Tính tự chủ và công nghệ AI, cũng khiến UAV trở nên cực kỳ khó bị đối phương đánh chặn hoặc bắn hạ, do sử dụng những thuật toán phức tạp.
![]()
Việc sử dụng số lượng lớn UAV như vậy, cũng sẽ giúp quân đội Nga thực hiện các hoạt động tấn công cường độ cao hàng loạt. Các UAV này có thể phối hợp với nhau, hoạt động theo 'bầy đàn', để tiến hành các cuộc tấn công và giám sát đồng bộ. Điều này cung cấp khả năng tiêu diệt mục tiêu cao và giảm thời gian phản ứng.
![]()
Cuối cùng, UAV được hỗ trợ bởi AI có giá trị chiến lược đáng kể cho mục đích tuyên truyền. Quân đội Nga có thể sử dụng cảnh quay về các cuộc tấn công bằng UAV thành công để chứng minh sức mạnh và sự tiến bộ về công nghệ cho dư luận trong nước và quốc tế. (nguồn ảnh Bulgarian Military, TASS, Sputnik, Wikipedia).