1. Đừng vội vàng chấp nhận lời đề nghị tăng lương
Việc tăng lương hoặc thăng chức thường đi kèm với những trách nhiệm bổ sung mà bạn có thể chưa sẵn sàng đảm nhận. Bạn cần phải suy nghĩ về thời điểm thích hợp hoặc liệu bạn có đủ kỹ năng cho nhiệm vụ mới hay không.
Nếu bạn thực sự quyết định từ chối thăng chức, hãy trung thực với nhà tuyển dụng về lý do tại sao. Giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy mình chưa sẵn sàng để thực hiện bước nhảy này và những kỹ năng nào bạn cần trau dồi thêm. Khi bạn thể hiện sự gắn bó với công ty, cấp trên của bạn sẽ tin tưởng vào bạn hơn và không có những nghi ngờ rằng liệu có phải bạn đang nghĩ đến việc nghỉ làm, ngó nghiêng một nơi khác phù hợp hơn.
2. Người quản lý có thể không có quyền sa thải bạn
Trong các công ty lớn, có nhiều nhà quản lý chịu trách nhiệm về các lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm về hoạt động nhóm của mình, nhưng họ không có quyền chấm dứt lao động với bất kỳ ai. Nếu bạn không đạt yêu cầu hay mắc phải sai lầm gì, bạn có thể sẽ phải vào phòng họp riêng. Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ có cơ hội thể hiện năng lực của mình trong thời gian thử thách trước khi công ty quyết định có chấm dứt hợp đồng với bạn hay không.
Và ngay cả khi bạn bị sa thải, đó sẽ không phải là quyết định duy nhất của người quản lý. Họ sẽ phải nói chuyện với sếp của họ và giải thích tình hình trước khi họ đưa ra thông báo với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong một công ty khởi nghiệp mà CEO là sếp của bạn, thì quá trình sa thải sẽ nhanh hơn nhiều.
3. Ngay cả khi là người giỏi nhất, bạn cũng không chắc được thăng chức nhanh chóng
Nhiều sinh viên tốt nghiệp bước vào công việc đầu tiên với ý định leo lên bậc thang trong vòng vài tháng đầu tiên. Tuy nhiên, công ty của bạn không nhất thiết phải thăng chức cho bạn vì những gì bạn đạt được. Họ cần bạn tiếp tục thực hiện công việc của mình với phong độ tốt và đóng góp nhiều hơn cho công ty.
Đừng quên rằng bạn chỉ mới đang ở những bước khởi đầu và bạn cần chứng tỏ được bản thân trước khi có được những bước tiến. Đừng quá chờ đợi sự thăng tiến trong 1-2 năm đầu tiên. Rất có thể phía trước bạn còn rất nhiều người nữa cũng xứng đáng được thăng chức.
4. Nhân viên IT có thể biết rất nhiều về hoạt động trực tuyến của bạn
Emai cũng như toàn bộ việc sử dụng internet của bạn hoàn toàn có thể đang được theo dõi và ngay cả khi bạn xóa lịch sử trình duyệt của mình thì điều đó cũng không hề hấn gì. Hoạt động điện thoại của bạn cũng có thể được theo dõi nếu bạn kết nối với wi-fi của công ty.
Ngoài ra, một số công ty cài đặt phần mềm lưu mọi từ bạn đăng nhập và tìm kiếm. Sau đó, những từ khóa này được đánh giá và bạn có thể gặp rắc rối nếu bạn đang tìm kiếm những thứ không phù hợp. Bên cạnh đó, năng suất của bạn cũng có thể được giám sát bằng cách này và nếu bạn sử dụng quá nhiều thời gian của công ty để làm việc riêng, bạn đang tự đánh mất công việc của mình.
5. Nhân sự sẽ không hỗ trợ bạn trong công việc kinh doanh
Nhân sự là bộ phận bạn sẽ đến nếu bạn đã trải qua một số kiểu quấy rối hoặc nếu bạn muốn một số huấn luyện. Tuy nhiên, đừng mong đợi họ giải quyết các vấn đề mà bạn có thể gặp phải với người quản lý của mình. Và đó là lý do tại sao, nếu bạn báo cáo điều gì đó vi phạm pháp luật, họ sẽ phải phá vỡ tính bảo mật của mình. Họ chỉ có nghĩa vụ thông báo cho chính quyền để điều tra sâu vấn đề.
6. Đôi khi camera an ninh là giả
Chi phí để các công ty thiết lập nhiều camera và vận hành hệ thống đó có thể khá tốn kém. Một số công ty nhỏ không có hệ thống đủ mạnh để kết nối 10 hay 20 camera và đó là lý do tại sao họ sử dụng một vài camera giả xen lẫn thật. Mục tiêu của họ là khiến nhân viên của mình có ý thức hơn trong giờ làm việc, tránh sử dụng thời gian làm việc cho việc riêng tư.
Ngoài ra, các công ty lớn thường không thực sự giám sát tất cả các camera trong thời gian thực mà chỉ ghi lại những gì đang diễn ra. Vì vậy, trừ khi có điều gì đó khủng khiếp xảy ra và cần trích xuất camera, họ cũng sẽ không quan tâm bạn có phải là người đã ăn tại bàn làm việc.
7. Sếp của bạn có thể quý người này hơn người kia dù luôn miệng phủ nhận
Sếp của bạn có thể đang cố gắng giữ thái độ trung lập tuyệt đối, thể hiện sự công bằng ở nơi làm việc song họ cũng là con người và có những cảm tình nhất định. Nếu may mắn được cấp trên quý mến, hãy tận dụng tốt thế mạnh của mình và ngay cả khi bạn không nằm trong danh sách đó, điều bạn cần làm là hoàn thành thật tốt công việc của mình. Việc sếp không quý bạn hơn người khác không phải điều quyết định công việc của bạn.
Vì vậy, khi bạn thấy cấp trên đang thể hiện sự quý mến hơn với nhân viên nào đó, hãy cố gắng không tập trung vào điều đó quá nhiều.
8. Đến đúng giờ có nghĩa là đến sớm 15 phút
Việc luôn có mặt trước 15 phút sẽ giúp bạn có thời gian để chỉnh trang lại mọi thứ của mình. Bạn có thể bật máy tính, xem xét các ưu tiên của mình trong ngày và chuẩn bị cho mình thứ đồ uống yêu thích. Bằng cách này, não của bạn có đủ thời gian để bước vào chế độ làm việc trước khi công việc thực sự của bạn bắt đầu. Bạn sẽ toàn quyền kiểm soát ngày và lịch trình của mình thay vì luôn trong tình trạng chạy theo mọi thứ.
Không chỉ vậy, bạn còn giải tỏa được mọi căng thẳng vì bạn đảm bảo rằng mọi thứ đều diễn ra đúng kế hoạch. Tuy nhiên, bạn không nên đến quá sớm vì bạn có thể bị người quản lý coi thường. Bạn cũng có thể phải nhận nhiều việc hơn khi ai đó biết rằng bạn sẽ đến thật sớm để hoàn thành công việc đó.
9. Bạn phải nghĩ ra các giải pháp trước khi đề cập đến một vấn đề nào đó
Công ty của bạn đã thuê bạn vì họ cần bạn làm công việc của mình và đạt được mục tiêu của họ. Họ cũng cần bạn tìm giải pháp cho bất cứ vấn đề gì nảy sinh. Vì vậy, nếu bạn phải đến gặp sếp và thông báo tin xấu, điều tối thiểu bạn có thể làm là đưa ra một vài giải pháp khả thi. Bạn sẽ không cần phải đi vào chi tiết của vấn đề vì sếp của bạn quan tâm hơn đến khâu giải quyết.
Ngay cả khi những đề xuất của bạn không phải là những gì sếp của bạn cần, ít nhất điều đó vẫn nói lên rằng bạn đã có sự chuẩn bị. Trong trường hợp đề xuất của bạn chính là những gì công ty cần, bạn đã cứu công ty khỏi một tình huống khó khăn và trở thành ngôi sao thực sự.
10. Hãy trung thực 100% về những sai lầm của bạn
Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm và bạn cũng không ngoại lệ. Điều tốt nhất bạn có thể làm là đến gặp người quản lý hoặc sếp của bạn và chủ động nhận lỗi của bạn. Đôi khi sếp của bạn còn nhận ra sai sót trước khi bạn nhận ra điều đó song họ chờ xem liệu bạn có thật thà và nhận lấy chúng hay không. Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự trung thực của bạn dù bạn mắc lỗi.
Ngoài ra, bằng cách thể hiện sự trung thực, bạn đang tạo dựng sự tin cậy ở những người xung quanh và điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Những lời nói dối sẽ ngày càng khiến việc nói dối trở nên phổ biến hơn và tệ hơn vì bạn phải che đậy dấu vết của mình. Khi trung thực, bạn sẽ học được rằng bất kể sai lầm nào cũng đều có thể giải quyết với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và cấp trên của mình.