3 biểu hiện thận yếu
Vùng dưới mắt phản ánh nhiều điều về sức khỏe thận. Khi thận suy giảm chức năng, khả năng lọc chất thải và điều hòa dịch của thận bị giảm sút. Điều này dẫn đến hiện tượng tích tụ dịch và chất độc không kịp đào thải, gây phù nề và làm thay đổi màu sắc của vùng da mỏng dưới mắt.
Nếu vùng dưới mắt không thâm và bọng mắt không quá rõ thì đó là dấu hiệu thận của bạn vẫn đang hoạt động tốt.
Màu sắc của môi được ví như 'tấm gương phản chiếu' tình trạng khí huyết và sức khỏe thận rõ rệt. Người khỏe mạnh thường có đôi môi hồng hào và tươi tắn. Tuy nhiên, khi thận suy yếu, khả năng lọc máu và lưu thông khí huyết sẽ bị ảnh hưởng, làm giảm lượng oxy trong cơ thể, dẫn đến môi trở nên thâm đen hoặc xám xịt.
Quầng thâm và bọng mắt cũng có thể là biểu hiện bệnh thận - Ảnh minh họa
Thận không thể đào thải chất độc kịp thời sẽ khiến sắc tố melanin tăng lên, khiến môi dần chuyển sang màu tối. Nếu môi bạn không bị thâm đen hay có chấm đen bất thường là tín hiệu thận khỏe.
Móng tay nằm ở cuối chi, xa tim lại vận động nhiều nên thường phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận. Móng tay của người thận khỏe mạnh thường có màu hồng sáng, bóng và đàn hồi.
Khi chức năng thận suy yếu, quá trình điều hòa nước và khoáng chất trong cơ thể bị ảnh hưởng. Đồng thời quá trình lọc máu và chất thải rối loạn ít nhiều. Từ đó dẫn đến tình trạng móng tay trở nên khô, dễ gãy, thiếu độ bóng và thậm chí thâm đen lại.
5 cách giữ cho thận khỏe mạnh
Bổ sung đủ nước: Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng quan trọng đến thận và các chất thải đến bàng quang dưới dạng nước tiểu. Nếu không bổ sung đủ nước, các cầu thận (một cấu trúc lọc nhỏ bên trong thận) có thể ngừng hoạt động, dẫn đến sỏi thận và nhiễm trùng.
Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể làm hỏng chức năng thận nếu để xảy ra thường xuyên. Để thận khỏe mạnh thì bạn nên uống từ 4 đến 6 cốc nước mỗi ngày, nhưng số lượng có thể tăng thêm nếu đang bị bệnh hoặc sốt.
Thường xuyên vận động vừa sức: Tập thể dục không chỉ cần thiết với những người bình thường, mà đối với những người bị bệnh thận cũng cần duy trì vận động. Việc luyện tập thể thao điều độ không những giúp tăng cường sự dẻo dai cho các cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch, giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn mà còn giúp ổn định huyết áp, làm giảm mỡ máu (cholesterol và triglycerides), tăng cường sức khỏe tim mạch.
Đây là những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa sự tổn thương của thận. Vì vậy, thói quen tốt cho thận này cần được duy trì thường xuyên.
Cẩn thận trọng với rượu bia: Với thận khỏe mạnh, việc sử dụng 1 hoặc 2 ly rượu không có khả năng làm tổn thương chức năng cơ quan này. Những trường hợp sử dụng quá nhiều (nhiều hơn 4 ly trong chưa đầy 2 giờ) có thể đột ngột gây hại nghiêm trọng cho chức năng thận và có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài.
Sử dụng rượu thường xuyên còn có thể khiến cơ thể mất nước, dẫn đến thận không hoạt động tốt, tăng cân, bệnh gan, tăng huyết áp và một số tình trạng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý lượng muối nạp vào cơ thể: Muối là chất có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Đối với một số người, muối dường như tác động làm tăng lượng protein trong nước tiểu. Từ đó có thể gây hại cho chức năng thận hoặc làm cho bệnh lý thận hiện mắc trở nên tồi tệ hơn.
Chế độ ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp (một nguyên nhân điển hình gây suy chức năng thận) và sỏi thận (có thể gây đau đớn và tổn thương cấu trúc tiết niệu nếu không được điều trị).
Sàng lọc bệnh lý thận: Điều quan trọng là bạn phải biết được các yếu tố nguy cơ mắc bệnh thận của bản thân. Nguy cơ mắc bệnh thận tăng lên khi bạn hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc tiền sử gia đình bị suy thận.
Những trường hợp này sẽ được bác sĩ đề nghị thực hiện các xét nghiệm chức năng thận như một phần trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi được phát hiện sớm, các bệnh lý thận sẽ dễ điều trị hơn và có thể khỏi hẳn.