'Bạn có phát hiện ra rằng chúng ta luôn tôn trọng và cư xử lịch thiệp với người lạ vì cái mác mang tên 'thể diện'. Chỉ cần người lạ cho bạn một món lợi nhỏ, dù họ có sai thì bạn cũng giả mù cho qua, hoặc bạn sẽ bao biện rằng:' Ai mà không có lúc sai'. Nhưng đối với những người thân thiết, chúng ta lại cư xử thô lỗ và coi họ như món đồ trút giận của mình. Cứ công việc không thuận lợi hay sếp la, bị đồng nghiệp chơi xấu thì bạn lại coi gia đình như tội đồ và trút giận, rồi sau đó bạn lại xin lỗi cho qua chuyện. Vậy lời xin lỗi đó đủ để xoa dịu hoàn toàn sự tổn thương mà người thân của bạn phải gánh chịu hay không?
Cáu giận vô cớ sẽ để lại những vết thương về thể xác và tinh thần cho người khác. Trong bộ phim 'Cậu bé kỳ diệu', có cậu bé bị biến dạng và cậu đã bị những người khác ở trường chế giễu. Vì vậy, cậu ta đã đem tất cả năng lượng tiêu cực trút giận lên những người trong gia đình, khiến gia đình luôn sống trong đau khổ. Nhưng cậu ta không bao giờ hiểu được mức độ thiệt hại của việc nóng giận vô cớ mà cậu gây ra cho người khác.
Tôi có một người bạn, cô ấy từng nói với tôi rằng: Cô rất cô đơn, bạn bè xa lánh cô vì cô rất khó gần. Tính tình của cô là do sống chung với người cha cực kì nóng nảy. Ngay từ khi cô còn nhỏ, cô chứng kiến cha mình luôn trách móc người khác và tức giận. Trong khi những đứa trẻ khác trông chờ được ăn cơm với cha mẹ thì cô lại ghét đến bàn ăn vì nơi đây cô phải nhìn cha mẹ cô cãi nhau. Gia đình luôn tràn ngập cảnh bạo lực, lạnh lùng, khóc lóc, ghen tuông và tranh chấp. Trong suốt tuổi dậy thì, cô rất nhạy cảm và hoảng loạn.
Cảm xúc tiêu cực thực sự giống như một con dao vô hình. Việc bạn quát mắng gia đình hết lần này đến lần khác sẽ vô tình tạo ra những vết thương sâu và không biết bao giờ lành, cho dù có lành đi nữa thì vẫn sẽ có một vết sẹo trong tim họ.
Tôi có xem một đoạn hoạt hình về một cậu bé luôn tức giận. Để trấn an con, người cha đưa cậu cái búa , đinh và bảo khi cậu tức giận thì hãy đóng một cây đinh lên cái hàng rào. Khi đinh đầy khắp hàng rào, người cha lại kêu cậu nhổ những cây đinh đã đóng. Cậu làm theo và thấy rằng hàng rào toàn là vết sẹo do đinh gây ra.
'Đừng nghĩ rằng người thân của bạn sẽ không phiền hay không tổn thương. Thực ra, họ rất đau lòng, tuy họ không nói ra, nhưng những lời nói như dao cắt này sẽ là vết sẹo ở mãi trong tim họ. Cũng giống như đóng đinh trên hàng rào, vết đinh để lại sẽ mãi không thể xóa được.
Giận cá chém thớt xuất phát từ cảm giác muốn bản thân an toàn.
Tại sao chúng ta không thể giúp đỡ người thân thương nhất và lúc nào cũng tức giận với họ?
Lý do là vì trút giận lên gia đình là cách giải tỏa cơn giận hiệu quả.
Cuộc sống hiện đại ẩn chứa trăm nghìn vấn đề khiến người ta bị stress. Cáu với đồng nghiệp chỉ khiến bản thân bị ghét thêm. Cáu với bạn bè thì không phải ai cũng hiểu để chia sẻ, có khi lại còn chiến tranh lạnh cả tuần. Còn ra đường, lơ tơ mơ mà cáu có khi còn bị ăn đòn, nhẹ thì bầm tím, nặng thì nhập viện. Nên an toàn nhất là về nhà trút lên những người thân yêu của mình, vì chúng ta là gia đình, mà đã là gia đình thì sẽ tha thứ cho nhau thôi. Nghe thì vô lý, nhưng đó là thực tế. Lúc bình thường ai chả mong giữ cho gia đình yên ổn, tránh mang những điều bực bội về nhà. Khổ nỗi, lúc nóng lên, nhiều thứ dồn nén rồi, chỉ cần một tia lửa là bùng lên luôn.
Một lần, có một cô gái rất đau khổ và hỏi tôi rằng: 'Tôi luôn cãi nhau quyết liệt với bạn trai của mình, làm sao đây?' Cơm nấu hôm nay không ngon, bạn trai cô sẽ nổi giận, anh ta luôn chửi bới khi cô đi làm về muộn... Điều này có thể là do yêu cầu của anh ta về đối phương quá cao và khi cô này không làm anh vừa ý, anh ta sẵn sàng trút hết bực tức lên cô và cô ấy sẽ chịu trận. Nhưng như vậy thực sự không công bằng với những người thân yêu, bạn có công nhận điều đó không?
Giống như Trương Hạo Thần đã nói trong tác phẩm 'Lắng nghe bạn': 'Tôi không thể trở thành một người đại lượng đến mức dành những điều tốt nhất cho người lạ nhưng lại giận cá chém thớt với những người thân yêu, nếu tôi làm được như vậy thì họ mới không bỏ tôi mà đi'.
Trở lại với cô đồng nghiệp của tôi, khi cô nhận ra rằng bản thân mình đang làm tổn thương gia đình, cô ấy bắt đầu buộc bản thân thay đổi. Nên phần đầu bài viết, cô để điện thoại reo khá lâu, hít thở sâu để bình tĩnh hơn, để không nói lời làm sát thương người thân yêu. Đó là cách mà cô kiểm soát cảm xúc của mình. Bên cạnh đó, bạn hãy từ bỏ những yêu cầu quá cao của bạn cho người khác. Đây cũng được coi là hiểu người và chấp nhận sự chưa hoàn hảo của họ. Chấp nhận thực tế rằng không ai là hoàn hảo, chấp nhận các thành viên trong gia đình cũng có những cảm xúc riêng. Kiểm soát được cơn giận vô cớ với gia đình là kỷ luật tự giác tiên tiến nhất của con người.
Trên thực tế, tất cả mọi người đều ít nhiều chịu áp lực và căng thẳng trong cuộc sống, học hành, thi cử, công việc… nên tất cả chúng ta đều mong muốn trút hết bực tức ra ngoài nhưng thay vì chọn gia đình, có những cách hiệu quả khác, chẳng hạn như: Một số người sẽ bình tĩnh ngồi trong xe, khi hết tức giận thì trở về nhà. Một số người sẽ đến phòng tập thể dục và làm cho mình đổ mồ hôi, để cơn mệt làm quên đi cơn giận và sau đó bắt đầu lại. Một số người khác sẽ nói chuyện với bạn bè về cảm xúc thật của họ và tìm thấy năng lượng tích cực từ chính bạn bè của họ. Một số người khác sẽ tạo cho mình một không gian riêng để suy ngẫm và dũng cảm đối mặt với vấn đề.
Nói chung, việc nói ra những điều bực tức trong lòng mình có thể để tâm sự hoặc thể hiện sự cô độc nhưng chắc chắn không phải trút giận lên gia đình thân yêu nhất của chúng ta. Cuối cùng, việc tu luyện đúng nhất không gì khác hơn là tôn trọng những người bạn yêu thương.
'Không giận cá chém thớt với gia đình' thực sự là một mức độ kỷ luật cao và không phải ai cũng làm được. Đây được ví như việc kiên trì giảm cân, kiên trì đọc sách... Những điều này, nếu làm theo quán tính và tham lam thì khó vượt qua.
Tôi đã đọc một câu chuyện trên internet như sau: Vị sư già rất thích trồng lan và chăm sóc một chậu lan rất cẩn thận. Một ngày nọ, ông phải ra ngoài và giao cho tiểu hòa thượng chăm sóc nó. Thật bất ngờ, khi tiểu hòa thượng lại đi ra ngoài thì cơn bão đến và cây lan bị gió thổi và bị gãy. Tiểu hòa thượng tự trách mình, nhưng khi vị sư già về và hiểu rõ nguồn cơn, ông không hề trách móc tiểu hòa thượng. Khi tiểu hòa thượng cố gắng hỏi, ông ta chỉ nói nhỏ nhẹ: 'Ta trồng hoa lan, không phải để tức giận.'
Cũng giống như khi chúng ta đến với thế giới này, chúng ta đã gắn bó với một số người và chúng ta may mắn cùng họ trở thành thành viên trong gia đình. Vậy nên, không tức giận vô cớ, không coi gia đình là nơi trút giận, không làm điều khiến họ tổn thương, không sống trong một ngôi nhà đầy cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, hãy hỗ trợ, bảo vệ lẫn nhau và tiếp tục ở bên nhau.
Nhà là một bến cảng và tôi không thích cơn bão làm xô ngã những con thuyền trong bến. Hãy trau dồi kỷ luật tự giác cao nhất, đó là 'không giận cá chém thớt với những người xung quanh bạn.'