Dầu ăn là một trong những nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến thực phẩm. Nhiều người nghĩ rằng dầu ăn là thứ không đem lại lợi ích gì cho cơ thể nhưng sự thật không phải vậy. Dầu ăn là một nguồn cung cấp calo, nắm vai trò như một dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A,D, E, K. Chúng cũng là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, giúp cơ thể tăng trưởng và khỏe mạnh hơn...
Trong khi mỡ lợn được các chuyên gia về vệ dinh dưỡng đánh giá là có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng axit mật ở ruột già... thì dầu ăn lại được coi là lựa chọn lành mạnh hơn trong nấu nướng. Dù bản chất dầu ăn không xấu nhưng nếu con người sử dụng sai cách thì hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh vì chúng.
Dầu ăn là một nguồn cung cấp calo, nó nắm vai trò như một dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A,D, E, K...
Có 2 loại dầu ăn đã được các chuyên gia cảnh báo về mức độ nguy hiểm, bạn nên tránh sử dụng.
1. Dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần
Để tiết kiệm, không ít bà nội trợ vẫn thường giữ lại dầu ăn thừa sau mỗi lần chiên, rán để sử dụng cho lần tiếp theo. Tuy nhiên, loại dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần không chỉ làm giảm chất lượng mỡ, ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Theo PGS Trần Hồng Côn (khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội): Dầu ăn chỉ được sử dụng một lần, các loại dầu đã qua sử dụng không được phép dùng để chế biến thực phẩm bởi khi tái chế ở nhiệt độ cao, các thành phần hóa học của dầu sẽ bị biến đổi, phân hủy thành nhiều chất gây hại sức khỏe, nhất là các chất béo chuyển hóa (trans-fat). Loại chất béo này vào trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, béo phì, tim mạch...
Dầu ăn chỉ được sử dụng một lần, các loại dầu đã qua sử dụng không được phép dùng để chế biến thực phẩm.
Ngoài ra, theo các chuyên gia về an toàn thực phẩm, dầu ăn khi chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu bởi các vitamin trong dầu đã bị phá huỷ. Hơn nữa, những phần cặn thực phẩm đọng lại trong dầu mà mắt thường không nhìn thấy hết cũng là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là ung thư.
Chính vì vậy, khi nấu ăn các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu ăn mà mình sử dụng, tránh lãng phí cũng như không nên tái chế lại phần dầu ăn đã qua sử dụng.
2. Dầu đã lưu trữ quá lâu
Những can dầu size to vẫn thường là lựa chọn của các gia đình vì chúng thường tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc mua lẻ từng chai nhỏ. Tuy nhiên sau quá trình dài sử dụng, miệng chai có thể bị dính bụi bẩn, hình thành nấm mốc. Hơn nữa dầu ăn thường được tạo ra từ các loại ngũ cốc như lạc, bắp, hạt hướng dương, hạt bí ngô... chính vì vậy, khi dầu được bảo quản thời gian dài trong môi trường ẩm ướt, chúng có thể dễ sản sinh độc tố aflatoxin , gây bệnh ung thư gan.
Độc tố aflatoxin được tạo ra từ các loài nấm mốc thuộc giống Aspergillus.
Độc tố aflatoxin được tạo ra từ các loài nấm mốc thuộc giống Aspergillus (thường xuất hiện ở các loại ngũ cốc). Aflatoxin có thể gây tổn thương tế bào gan, thận, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, bào mòn niêm mạc của ống tiêu hóa...
Cách dùng dầu ăn tốt nhất là nên mua từng chai nhỏ để quá trình lưu trữ trong nhà không bị quá dài.
Nguyên tắc cần nhớ để dùng dầu ăn an toàn
Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng lâm sàng (Việt Nam), khi dùng dầu ăn cần ghi nhớ những nguyên tắc sau đây:
- Dùng dầu ăn ở nhiệt độ vừa phải:
Chỉ nên sử dụng dầu ăn ở nhiệt độ vừa phải khi nấu nướng, đặc biệt là khi chiên rán, để thực phẩm chín sâu và dầu không bị cháy. Hoặc cũng có thể đổi cách làm đó là để cho chảo thật nóng, sau đó mới cho dầu vào, tiếp đến cho luôn cả thực phẩm cần nấu.
- Dùng các loại dầu ăn chứa omega 3, 6, 9 cho người già
Những loại dầu thực vật chứa nhiều hàm lượng omega 3, 6, 9 như dầu đậu nành, dầu oliu… có hoạt tính sinh học cao, đóng vai trò chuyển hóa cholesterol xấu trong máu giúp phòng ngừa được các bệnh tim mạch và cao huyết áp ở người cao tuổi.
- Dùng xen kẽ các loại dầu ăn cho trẻ nhỏ
Nhu cầu về chất béo ở trẻ nhỏ có thể từ 30 – 40% tổng năng lượng khẩu phần để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển rất nhanh chóng trong những năm đầu đời. Trong giai đoạn này, trẻ cần cung cấp đầy đủ và đa dạng chất béo từ cả hai nguồn động, thực vật, đặc biệt là DHA, omega 3 có nhiều trong dầu cá hồi và một số loại dầu thực vật.