Nâng ngực là một trong những loại phẫu thuật thẩm mỹ được nhiều người sử dụng để khiến vòng 1 trông đầy đặn, căng tròn hơn. Ngoài việc tìm hiểu về bác sĩ, cơ sở thẩm mỹ thì cũng cần tìm hiểu về loại túi độn, hình dạng, kích thước để đạt được kết quả như ý nhất.
Các loại túi độn ngực
Có 2 loại túi độn là túi nước muối và túi silicon. Đối với túi độn nước muối, sau khi đưa vỏ túi vào, bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng nước muối bơm vào phù hợp với bệnh nhân. Cách làm này phù hợp với những người có bộ ngực không đều. Trong trường hợp túi độn bị rò rỉ thì cũng dễ dàng phát hiện và nước muối có thể hấp thụ, đào thải tự nhiên.
Túi nước muối (bên trái) và túi silicon (bên phải)
Còn túi độn silicon đã được làm đầy với các kích thước cố định. Vì cảm giác của silicon khá giống với mô cơ thể, mềm mại hơn nên nhiều người chọn loại túi này bởi sự tự nhiên. Túi silicon cũng ít khi gặp tình trạng gợn sóng hoặc tạo nếp nhăn như túi nước muối. Loại túi này không dễ vỡ nhưng một khi bị rò rỉ thì khó phát hiện và gây nguy hiểm tới sức khỏe người sử dụng.
Hình dạng túi độn ngực
Túi độn có thể có dáng tròn hoặc giọt nước. Việc lựa chọn dáng túi ngực nào phụ thuộc phần lớn vào hình dạng xương lồng ngực, hình dạng và độ sâu của xương ức, thể tích ngực,...
Dáng tròn (bên trái) và dáng giọt nước (bên phải)
Túi độn tròn có tính đối xứng hơn, mang lại sự đầy đặn cho phần trên của bộ ngực. Còn túi giọt nước mang lại vẻ ngoài tinh tế hơn vì túi này mô phỏng theo bộ ngực tự nhiên. Những người có thân hình nhỏ nhắn được khuyến khích nên đặt túi độn có độ nhô cao để được trông như mong muốn và đảm bảo đế túi độn không quá rộng.
Tuy nhiên, loại túi nano chip ergonomix của hãng Motiva lại không có hình dạng cố định. Khi đứng, túi sẽ ở dạng giọt nước nhưng khi nằm sẽ dàn trải đều, linh hoạt thay đổi theo tư thế.
Dáng giọt nước (bên trái) và dáng tròn (bên phải)
Kết cấu túi độn ngực
Cả túi độn trơn và túi độn nhám đều thường được sử dụng trong phẫu thuật nâng ngực. Túi độn trơn sẽ mềm mại và dễ dàng đặt vào ngực hơn, trong khi túi độn nhám làm giảm khả năng di chuyển của túi, các mô ngực cũng dễ dàng bám vào. Loại túi này cũng phù hợp với những ai có xương ngực lồi hoặc có ngực chảy xệ.
Túi độn trơn (bên trái) và túi độn nhám (bên phải)
Kích cỡ túi độn ngực
Lựa chọn kích cỡ túi độn nào sẽ phụ thuộc vào số đo ngực hiện tại, kích thước mong muốn và đặc điểm của mô, da và thành ngực. Túi cỡ nhỏ sẽ có dung tích từ 150cc-200cc còn cỡ to có dung tích trên 400cc. Cách tốt nhất để xác định được kích cỡ là tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để đạt được hiệu quả đẹp nhất
Một số size của túi độn ngực