Sáng này 7/4, giá dầu thô WTI của Mỹ hiện ở mức 80,26 USD/thùng, giá dầu Brent hiện ở mức 84,95 USD/thùng.
Giá dầu thô đang trên đà tăng tuần thứ ba do OPEC+ nhắm mục tiêu cắt giảm sản lượng hơn nữa và dự trữ dầu của Mỹ giảm làm lu mờ lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Dầu thô Brent và dầu thô Mỹ đều tăng hơn 6% trong tuần này sau khi OPEC+ cam kết cắt giảm sản lượng bất ngờ vào ngày Chủ Nhật.
Ảnh minh họa: Theo Pexels.
Dầu thô Brent tương lai được giao dịch lần cuối cao hơn 0,57% ở mức 85,41 USD/thùng, trong khi hợp đồng tương lai WTI của Mỹ đứng 0,5% ở mức 81,11 USD/thùng.
OPEC+ tự nguyện cắt giảm sản lượng
Ngày 2/4, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh gồm Nga, tức liên minh OPEC+, cam kết cắt giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày. Trong đó, Ả Rập Xê-út là quốc gia dẫn đầu nỗ lực giảm sản lượng này, với mức cắt giảm 0,5 triệu thùng/ngày.
Theo giới phân tích, đây là động thái bất ngờ bởi hai lý do. Thứ nhất, tuyên bố cắt giảm sản lượng này được đưa ra một ngày trước cuộc họp sản lượng định kỳ của OPEC+ dự kiến vào ngày 3/4. Và thứ hai, thị trường trước đó kỳ vọng rằng trong cuộc họp lần này, OPEC+ sẽ giữ nguyên mức giảm sản lượng đã có là 2 triệu thùng/ngày cho tới hết năm nay.
Pavel Molchanov, giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư tư nhân Raymond James, cho hay: “Động thái này sẽ ảnh hưởng đến mọi nền kinh tế phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu dầu mỏ”.
“Không chỉ mỗi nước Mỹ sẽ cảm thấy đau đớn nhất với giá dầu 100 đôla/thùng, ngay cả các quốc gia không có nguồn dầu mỏ trong nước: Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Pháp,…cũng phải chịu cảnh tương tự, Molchanov nói.
Việc cắt giảm tự nguyện của các quốc gia trong liên minh dầu mỏ sẽ bắt đầu vào tháng 5 và kéo dài đến cuối năm 2023. Cả Ả Rập Xê-út và Nga sẽ cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng mỗi ngày cho đến cuối năm nay, trong khi các thành viên OPEC khác như Kuwait, Oman, Iraq, Algeria và Kazakhstan cũng thực hiện hành động tương tự.
Nhà Trắng gọi quyết định của OPEC+ là một động thái “được tư vấn tồi”, và cho biết Mỹ sẽ làm việc với các nhà sản xuất và người tiêu dùng về vấn đề giá xăng. Năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh xả dự trữ dầu lửa chiến lược (SPR) của Mỹ để “hạ nhiệt” giá xăng dầu khi giá dầu tăng vọt sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ.
Các nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu mỏ
Henning Gloystein, giám đốc của Eurasia Group cho biết: “Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc cắt giảm nguồn cung dầu và giá dầu thô tăng vọt là những khu vực có mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu cao và sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch để duy trì hệ thống năng lượng sơ cấp”.
Đồng thời, vị này nhận định những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là các ngành công nghiệp thị trường mới nổi phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt là ở Nam và Đông Nam Á, cũng như các ngành công nghiệp nặng siêu phụ thuộc vào nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc.”
Ấn Độ
Ấn Độ là nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba trên thế giới và đã mua dầu của Nga với giá chiết khấu cao kể từ khi lệnh trừng phạt được áp đặt đối với Nga kể từ khi chiến sự nổ ra.
Theo dữ liệu của Chính phủ, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ đã tăng 8,5% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Gloystein cho biết: “Mặc dù quốc gia này vẫn đang kiếm được lợi nhuận từ việc nhập khẩu khí đốt được chiết khấu của Nga, họ đã bị thiệt hại do giá than và khí đốt tăng cao”.
“Nếu giá dầu tăng cao hơn nữa, ngay cả giá dầu thô giảm giá của Nga cũng sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của Ấn Độ.”
Nhật Bản
Dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng nhất ở Nhật Bản và chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung cấp năng lượng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế tuyên bố: “Không có lợi thế về sản xuất, Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu thô, với khoảng 80% đến 90% đến từ khu vực Trung Đông”.
Hàn Quốc
Tương tự như Hàn Quốc, dầu mỏ chiếm phần lớn nhu cầu năng lượng của nước này, theo công ty nghiên cứu độc lập Enerdata. Cả hai quốc gia như Hàn Quốc và Italy phụ thuộc hơn 75% vào dầu thô nhập khẩu.
Không chỉ vậy, cả khu vực Liên Minh châu Âu (EU) và Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng chiếm ưu thế hơn so với EU bởi họ có thế mạnh về sản xuất dầu trong nước, trong khi toàn bộ châu Âu chủ yếu dựa vào hạt nhân, than đá và khí đốt tự nhiên thay vì nhiên liệu hóa thạch.
Tác động đến các nền kinh tế mới nổi
Một số thị trường mới nổi “không có nhiều ngoại tệ để nhập khẩu nhiên liệu đắt đỏ này” sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi giá dầu thô chạm mức 100 USD/thùng. Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Pakistan là những nền kinh tế tiềm năng sẽ bị ảnh hưởng.
Sri Lanka, quốc gia không sản xuất dầu trong nước và phụ thuộc 100% vào nhập khẩu, cũng rất dễ rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Amrita Sen, người sáng lập Energy Aspects, cho biết: “Các quốc gia có ít ngoại tệ nhất và là nhà nhập khẩu sẽ bị thiệt hại nhiều nhất vì dầu được định giá bằng đồng đôla Mỹ.
Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia phải mua dầu thô với mức 100 đôla/thùng, nhiều chuyên gia cho rằng mức giá này sẽ không tồn tại lâu.
Ông Amrita Sen nói: “Về lâu dài, giá cả có thể phù hợp, trong khoảng từ 80-90đôla/thùng, hoặc hơn.
Gloystein cho biết: “Một khi dầu thô đạt 100 USD/thùng và giữ nguyên ở đó một chút, điều đó sẽ khuyến khích các nhà sản xuất thực sự tăng sản lượng trở lại”.