Cưới xin ăn hỏi là chuyện trọng đại cả đời người. Mỗi vùng miền sẽ có những nét riêng trong cách tổ chức, trong đó thách cưới là một tập tục khá quen thuộc ở nhiều miền quê đất Việt.
Thật ra khoản thách cưới này chính là lễ tượng trưng thay cho lời cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái vì công lao nuôi dậy con gái bao năm. Tới lúc cô gái đó khôn lớn trưởng thành lại theo chồng đi làm dâu.
Vậy nhưng trên thực tế xung quanh chuyện 'thách cưới' này cũng đã xảy ra không ít trường hợp gia đình 2 bên mâu thuẫn do bất đồng về quan điểm, phong tục cưới hỏi giữa các vùng. Ngoài ra còn 1 lý do khác nữa là do sự tính toán quá chi li của người trong cuộc mới dẫn đến chuyện ngoài ý muốn. Mới đây trên mạng xã hội cũng có một cô gái than thở về chuyện cưới hỏi của mình.
Cô gái tâm sự: 'Em với V. yêu nhau tính tới nay cũng được 1 năm 3 tháng. Cả hai đứa đều đã đứng tuổi, công ăn việc làm ổn định nên đi xem được ngày bố mẹ đôi bên thống nhất tổ chức cho bọn em luôn. Vì nội ngoại cách xa nhau hơn 100km, bố mẹ em nói rõ với gia đình V. là mọi thủ tục không cần quá rườm rà, có gì bàn bạc qua điện thoại. Hôm ăn hỏi, nhà trai nhà gái gặp mặt luôn.
Ảnh minh họa
Nói chung mấy ngày ấy, gia đình hai bên cũng rộn ràng lắm. Bố mẹ V. thông báo ngày tháng cụ thể với nhà em.
Về phần nhà em, bố mẹ không cầu kì yêu cầu gì nhiều. Ông bà bảo miễn sau này hai đứa chúng em ăn ở với nhau vui vẻ, hạnh phúc là được. Có điều theo tục lệ quê em, hôm ăn hỏi ngoài những lễ cơ bản như trầu cau, thuốc chè, bánh kẹo ra, nhà trai phải bỏ phong bì lễ đen 1 khoản xem như 1 lời cảm ơn gia đình nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dạy con dâu mình.
Hôm trước V. rủ em đi uống nước để bàn qua chuyện dẫn lễ của nhà anh song em không thấy V. đả động gì tới chuyện lễ đen. Thắc mắc, em hỏi luôn vì với quê em, khoản đó không thể thiếu. Thậm chí con gái lấy chồng thiếu phần lễ đen xem như nhà vợ bị coi thường. Em cũng nói rõ anh cứ để lễ tầm 10 triệu là được. Ai ngờ vừa nghe em nói, V. trợn mắt: 'Những 10 triệu, thế khác gì bảo anh mua vợ. Hơn nữa chỗ nhà anh không có cái tục lễ đen lễ đỏ đó'.
Thái độ của V. khi ấy quả thật làm em sốc thật sự. Lặng thà anh bảo là chuẩn bị cưới xin nhiều khoản phải lo nên khoản lễ đen có thể cắt đi hay giản tiện thế nào thì em còn nghe được. Vậy mà V. lại ăn nói như thế bảo làm em không 'hẫng'. Quá thất vọng về chồng tương lai, em đứng dậy đáp lời: 'Anh ăn nói nên suy nghĩ một chút. Thứ nhất bố mẹ em không bán con gái nên không có chuyện anh mua vợ ở đây. Thứ 2, cái giá 10 triệu đó anh không thể mua được cô gái nào về làm vợ đâu. Anh nghĩ bố mẹ mang nặng đẻ đau, nuôi em ăn học thành người mà chỉ có giá 10 triệu thôi à?
Nếu anh nghĩ giá trị của em rẻ mạt thế thì anh nhầm to rồi đấy. Tốt nhất, mình nên dừng chuyện cưới xin này lại khi chưa quá muộn'.
Ảnh minh họa
Nói rồi em xách túi về luôn. Thấy em giận thực sự, V. mới vội vàng đuổi theo xin lỗi, giải thích rằng anh suy nghĩ chưa thấu đáo nên mới nói năng thiếu suy nghĩ. Tiếc rằng những lời nói ra của anh đã khiến em chạnh lòng quá rồi. Hiện V. đã vui vẻ đồng ý hôm ăn hỏi phía nhà anh chắc chắn sẽ có phong bì thách cưới song em vẫn thấy tủi thân, không còn chút hào hứng chuẩn bị cho hôn lễ nữa các chị ạ'.
Quả thật, nếu đặt mình vào lập trường của cô gái này, hẳn ai nghe phải những lời chú rể tương lai của mình nói vậy cũng sẽ không tránh khỏi thất vọng. Thật ra tập tục trong cưới hỏi đúng là rất quan trọng, tuy nhiên quan trọng hơn cả lại chính là thái độ, sự trân trọng của chàng trai dành cho người con gái mình muốn cưới làm vợ.
Phong tục vùng miền khác nhau, khoản lễ đen kia có thể xem như rườm rà không cần thiết với nhà trai đi nữa thì anh chàng này cũng không nên có những lời nói gây tổn thương tới người con gái mình yêu như vậy. Bên cạnh đó, nhiều người đưa ra cho cô gái lời khuyên, nếu anh chàng đã biết nhận sai, cô nên cho anh ấy cơ hội sửa đổi để hai người tiếp tục xây dựng ngôi nhà hạnh phúc của mình.