Giải mã loại đất ở ngôi mộ chữa bệnh
Vượt qua Cây thập giá được dựng từ thế kỷ thứ 10, trong một nhà thờ Bắc Ireland, tại hạt Fermanagh, đứng trước tấm bia đá của ngôi mộ James McGirr - một cha xứ đã qua đời từ năm 1815, thọ 70 tuổi. Nơi đây trong suốt nhiều thế kỷ các giáo dân đã mặc nhiên tin rằng huyệt đất chôn Cha xứ McGirr có chứa những quyền năng chữa bệnh kỳ diệu.
Người ta đến trước ngôi mộ, quỳ xin một thìa đất, bỏ vào một cái túi bông rồi mang nó về nhà và đặt cái túi bông dưới gối nằm. Sau đó phải mang trả lại cho ngôi mộ này phần đất đó vào ngày thứ 4. Mẩu đất được tin là sẽ chữa khỏi những căn bệnh nhẹ như sưng vết thương và viêm họng. Với những người không tin chuyện hoang đường, có lẽ liều thuốc kỳ diệu ở nghĩa địa ít nhiều sẽ đọng lại sự hoài nghi. Nhưng các nhà khoa học lại có lý giải về sự kỳ bí này.
Ngôi mộ của đức Cha James McGirr. Ảnh nguồn: Simon Watson
Ông Gerry Quinn, một nhà vi trùng học tại Đại học Ulster và các nhà khoa học khác tại Trường y của Đại học Swansea (xứ Wales) gần đây đã khám phá ra rằng loại bụi đất Boho (đọc là Bo) có chứa các đặc tính kháng sinh độc đáo và nó cung cấp một loại vũ khí mới trong cuộc chạy đua dài hạn nhằm chống lại các vi khuẩn kháng kháng sinh.
Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Swansea, lớp đất phủ lên thân xác Cha McGirr có chứa một chủng xạ khuẩn (Streptomyces) chưa từng được biết đến. Xạ khuẩn ở chỗ đất này tiết ra các hóa chất hoặc ức chế hay tiêu diệt vi khuẩn cạnh tranh và tiêu diệt cả một số tác nhân gây bệnh mà các loại kháng sinh hiện nay không thể làm được.
Siêu vi khuẩn đang được xem là mối đe dọa lớn nhất và khó hiểu nhất của mối đe dọa toàn cầu. Theo một báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc (UN) thì các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh đã tước đoạt mạng sống của ít nhất 70 vạn người. Cũng theo UN, đến năm 2050, số người chết do vi khuẩn kháng thuốc sẽ tăng lên 10 triệu người chết mỗi năm. Trong hành trình tìm ra thuốc mới đặc trị vi khuẩn, các nhà nghiên cứu đang quan tâm tới việc điều tra vào những thảo dược cổ xưa, các kỹ thuật chữa bệnh và y học dân gian. Đó cũng là đề tài nghiên cứu của ông Gerry Quinn tại nghĩa địa có ngôi mộ kỳ lạ này.
Vùng cao nguyên Boho nơi có chứa đất kiềm có tồn tại một số vi khuẩn hiếm đang chờ được khám phá. Ảnh nguồn: Simon Watson
Bằng chứng khoa học
Kiến thức dân gian về loại đất sét độc đáo Boho đã có từ người Druids huyền bí (những người đã ở đây từ khoảng 1500-3500 năm trước). Mỗi thành phố và làng mạc ở Ireland dường như đều có liên quan đến một cách chữa bệnh lấy từ ai đó và trả lại. Chúng là những bí mật ẩn giấu trong thần thoại Ireland. Ông Quinn nghe câu chuyện về đất chữa bệnh từ huyệt mộ của Cha McGirr với lời cam đoan rằng nó có thể chữa được căn bệnh vàng da. Vào những ngày trước khi ra đời kháng sinh, chữa bệnh còn là một sự kiện tâm linh. Bất kỳ ai khỏi bệnh cũng được cho là do phép màu, vì lẽ đó mà có quan hệ đan xen giữa tôn giáo và nghệ thuật chữa bệnh.
Ông Quinn đã khởi động chương trình nghiên cứu của mình tại Đại học Swansea nơi ông là nghiên cứu sinh tiến sĩ. Ông Paul Dyson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về vi khuẩn phân tử ứng dụng (AMM) tại Swansea, cũng tiến hành các nghiên cứu về cô lập xạ khuẩn từ các môi trường khô hạn bao gồm cao nguyên Tây Tạng và các đồn điền cây chà là ở Ả Rập Xê Út. Ông Dyson cho biết: Mỗi diện tích nhỏ môi trường đều có một cộng đồng vi sinh vật khác nhau. Lý do để xạ khuẩn tạo ra kháng sinh là vì không như phần lớn vi khuẩn khác, chúng là bất động hay là những sinh vật thụ động. Để bảo vệ môi trường vi mô của mình, chúng sẽ tự sản xuất kháng sinh để tiêu diệt các sinh vật cạnh tranh vào vùng lân cận với chúng.
Ông Gerry Quinn (Đại học Ulster, Bắc Ireland). Ảnh nguồn: Simon Watson
Các nhà khoa học đang thực hiện các thử thách để xạ khuẩn có thể sống sót trong phòng thí nghiệm. Ban ngày họ để vi khuẩn trong lồng ấp ở nhiệt độ 113 độ C; ban đêm nhiệt độ tụt xuống 39 độ C. Trong thời gian đó, xạ khuẩn đã phát triển mạnh. Thí nghiệm đã khiến ông Quinn nghĩ đến loại đất bí mật ở Boho. Xạ khuẩn có thể sống ở các hồ nước kiềm hay hang động. Khu vực Boho là một trong số những đồng cỏ chứa kiềm ở Bắc Ireland. Ông Quinn đã lấy một số mẫu đất và dùng một giao thức đặc biệt để phân lập 8 chủng xạ khuẩn từ đất Boho.
Các nhà khoa học đã đưa xạ khuẩn chống lại các mầm bệnh phổ biến. Cuối cùng, bộ gene đã được giải trình tự bằng cách nuôi mỗi cá thể vi khuẩn trên một đĩa nuôi riêng biệt, trích xuất ADN và đọc các mảnh ADN trong trình tự sắp xếp và so sánh trình tự này với các chủng xạ khuẩn đã được biết tới. Các chủng xạ khuẩn mới sẽ được kết hợp với các loại siêu vi khuẩn. Trước sự kinh ngạc của nhóm nghiên cứu, chủng xạ khuẩn mới đã ức chế cả trực khuẩn gram dương và gram âm. Nhìn chung thì gram âm có khả năng kháng kháng sinh cao hơn do bởi độ dày tương đối từ thành tế bào của chúng.
Davies, một nhà vi trùng học người Anh, làm cố vấn cho ông Dyson tại Viện Pasteur (Paris) cũng đã khám phá ra một hoạt động kháng vi khuẩn tiềm tàng trong một mỏ đất sét ở ngoài khơi vịnh Kisameet (British Columbia). Loại đất sét mịn có màu xanh lá cây nhạt đã được nhiều thế hệ người bản địa của tiểu quốc Heiltsuk sử dụng nhằm đặc trị bỏng, viêm và bệnh vẩy nến. Năm 2011, Heiltsuk đã cho phép một công ty được quyền khai thác đất sét này.
Mẫu nuôi xạ khuẩn thu được của phòng thí nghiệm ở Đại học Swansea (Wales, Anh). Ảnh nguồn: Jason Pietra
Trong phòng thí nghiệm ông Davies đã phát triển ra một chiết xuất cực mạnh từ đất sét để quét sạch 16 chủng vi khuẩn được thử nghiệm bao gồm cả các siêu vi khuẩn. Ông Davies bật mí rằng đất sét cũng có khả năng tiêu trừ chứng loét Mycobacterium gây suy nhược nhiễm trùng da. Nhưng nghiên cứu đang dang dở thì bị ngừng tài trợ, bởi việc khai thác đất sét này nhắm vào phục vụ cho nhu cầu sản xuất mỹ phẩm.