LƯU Ý: Các bạn cân nhắc trước khi đọc nhé, nhiều tình tiết và nội dung phim sẽ được tiết lộ
Bán đảo Peninsula là một bộ phim bom tấn hành động với sự tham gia của tài tử Kang Dong Won, huyền thoại âm nhạc Lee Jung Hyun, và sao nhí Lee Re. Phim mô tả cuộc đấu tranh của những người bị bỏ lại trong vùng đất hoang tàn đổ nát suốt bốn năm sau, kể từ 'chuyến tàu sinh tử' đến Busan. Bán đảo Peninsula cho thấy cuộc chiến sống còn của những người trở về, những người sống sót và những kẻ ác đang phát điên.
'Bán đảo Peninsula'.
Mặc dù là phần tiếp theo của Train to Busan do Gong Yoo, Ma Dong Seok và Jung Yoo Mi dẫn dắt vào năm 2016, nhưng bối cảnh cũng như nội dung của Bán đảo Peninsula không liên quan đến phần đầu. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một khán giả, chúng tôi có những cái nhìn khách quan và toàn diện hơn giữa sự giống-khác nhau về tính nhân văn trong hai tác phẩm này.
'Train to Busan'.
Nhân vật Jung Seok của Kang Dong Won có thể định đoạt mạng sống cho những người xung quanh. Điều tiếc nuối lớn nhất đối với bản thân nam chính là anh đã không thể cứu được người chị ruột và cháu trai của mình. Đứng bất động sau màn kính chứng kiến người thân bị lũ xác sống cấu xé, lượt đè lên thân thể để hú máu.
Cái hay mà chúng tôi muốn đề cập đến trong Bán đảo Peninsula đó là tạo nên sự đối lập và rút ra kinh nghiệm xương máu.
Đầu tiên, Jung Seok bất lực trước cái chết của người thân. Anh chưa đủ dũng khí và buộc phải nghĩ cho bản thân dù đó có là những người thực sự cần giúp đỡ hay máu mủ.
Thứ hai, anh đã trải qua nhiều cam go và thử thách. Bị zombie tấn công cũng chẳng 'xi nhê', nhưng đến khi bị chính loài người tấn công (băng 631 - kẻ lấy mạng người ra để làm thú vui tiêu khiển cho zombie ăn thịt), lúc ấy tinh thần đoàn kết ngày một lớn hơn trong anh. Chính sự thay đổi này đã khiến Jung Seok mang theo quyết định trở lại cứu anh rể và Min Jung - mẹ của 2 đứa trẻ, không một chút do dự.
Sự khác biệt giữa Train to Busan và Bán đảo Peninsula cũng có thể dễ dàng được nhìn ra. Đứa con gái của Seok Woo (Gong Yoo) - Su An trong phần một chính là chướng ngại vật cho nam chính. Xuyên suốt bộ phim, Seok Woo lúc nào cũng phải bận tâm để bảo vệ cho đứa con gái bé nhỏ của mình, kể cả hy sinh đến tính mạng.
Nói chung, Su An có thể bị xem là 'kẻ gây rắc rối' và điều này khác hoàn toàn so với hai cô bé ở Bán đảo Peninsula. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy sự đối lập trong cả hai phần. Điểm đáng chú ý, Yooni và Yoo Jin luôn 'cứu cánh', xuất hiện kịp thời và xử lý tình huống khôn ngoan mỗi khi Jung Seok và mẹ mình gặp nguy hiểm. Đặc biệt, cảnh rượt đuổi với bọn 631 và lũ zombie trở thành phân đoạn 'ăn tiền' nhất trong bộ phim.
Lee Re.
Tiếp theo, xác sống không phải là mối đe dọa chính trong phần hậu truyện Bán đảo Peninsula. Bởi lẽ, mối nguy hiểm còn đáng sợ hơn gấp bội lần đó là bọn quỷ dữ đội lốt người. Chúng luôn sẵn sàng lấy con người ra để làm thú vui, chiến đấu với zombie.
Trong hoàn cảnh sự sống 'ngàn cân treo sợ tóc', bản chất con người vẫn không bị đánh mất - đó chính là lòng tham. Tiền đối với zombie chả là gì cả, nhưng sắp bị lũ zombie nuốt chửng tới nơi, con người vẫn lộ bản chất lòng tham không đáy, muốn chết được chôn cùng tiền.
Cuối cùng, điểm mà chúng tôi thấy khác biệt đó chính là cảnh đấu nhau giữa các nhân vật trong bộ phim với xác sống.
Ở Train to Busan, không khí khá căng thẳng nhưng cảnh hành động trong phim xuyên suốt là giữa những người lớn với bọn zombie. Đến khi qua Bán đảo Peninsulam, sự căng thẳng hoàn toàn bị phá bỏ sau cảnh hành động đầu tiên, thay vào đó là sự tươi mới của những mầm non đang sống trên bán đảo hoang tàn.
Tính nhân văn mà đạo diễn, biên kịch muốn gắm đến khán giả đó chính là sự thay đổi mạnh phim. Cụ thể, sau phân cảnh hành động ngộp thở của Jung Seok, hai cô bé Yooni và Yoo Jin góp phần mang lại tiếng cười và năng lượng tích cực. Mặc dù phải vật lộn suốt bốn năm dài trên thành phố đổ nát không chút ánh đèn không khác gì ngục tù, hai đứa trẻ được khắc họa rõ nét và mang luồng không khí tươi trẻ cho bộ phim.
Về phần người mẹ, chị đã phải thay đổi cách sống để thích nghi với cuộc sống ác liệt. Nhưng sự đe dọa chính không phải lũ xác sống mà là chính con người còn sống trên bán đảo này.
Ngoài ra, Bán đảo Peninsula kết thúc có hậu khi bốn diễn viên chính đều được cứu sống. Trên thực tế, sự hy sinh của nhân vật chủ chốt trong các bộ phim thường xuyên 'lập đi lập lại' quá nhiều, tạo nên cảm giác nhàm chán.
Vốn dĩ, biên kịch có thể dễ dàng lợi dụng cảnh người mẹ tự tử vào cuối phim để lấy đi nước mắt khán giả. Nhưng không, Bán đảo Peninsula muốn mở ra suy nghĩ tích cực hơn cho mỗi cá nhân chúng ta. Chỉ cần có lòng tin, không bỏ cuộc thì sẽ vượt qua thử thách. Không phải lúc nào cũng áp đặt cái kết bi thảm cho người tốt. Nếu phải hy sinh mạng sống của họ, không phải điều quá bất công sao?
Khác là thế, tuy nhiên, nhân vật trong Train to Busan và Peninsula vẫn có điểm tương đồng. Dù cả hai đều khai thác những nhóm nhân vật khác nhau, nhưng cả đều nhấn mạnh vào sức sống mãnh liệt của lũ trẻ giữa thời buổi loạn lạc rối ren. Dù còn rất nhỏ nhưng chúng ý thức rất rõ về sự sống còn trong gang tấc.
Để biết thêm mọi chi tiết, mời các bạn ra rạp để thưởng thức siêu phẩm Bán đảo Peninsula từ ngày 18/07 trên toàn quốc.