Sự thật về các thực phẩm giảm cân, cam kết giảm chục cân trong tháng
Giảm cân là nhu cầu của hàng triệu người đặc biệt là chị em phụ nữ, chính vì vậy các sản phẩm thực phẩm chức năng giảm cân như 'nấm mọc sau mưa' được chào bán trên thị trường.
26/05/2022 11:05
Tràn lan sản phẩm giảm cân
Chỉ cần bạn tìm kiếm trên Google hay trên Facebook, trong tích tắc bạn có thể nhận được cả triệu kết quả cho việc giảm cân, trong đó có các sản phẩm hỗ trợ giảm cân.
Với những lời quảng cáo có cánh đầy hứa hẹn, hiệu quả nhanh chóng, ví dụ: 'Giảm 5 kg sau một tuần', sử dụng từ ngữ hay ho như 'bảo đảm' hoặc 'mang tính đột phá', các sản phẩm của nước ngoài, thực phẩm giảm cân từ Mỹ, từ Nhật Bản…
Thậm chí những sản phẩm được ví như 'cụ tổ' của giảm cân cũng được quảng cáo cho người tiêu dùng.
Theo TS Phạm Nguyên Quý - Bác sĩ Nội Tổng Quát Kyoto Miniren Central Hospital, Nhật Bản, đối với những người có mong muốn giảm cân mạnh mẽ, dùng thêm chất bổ sung hay thực phẩm chức năng có vẻ như là một giải pháp thời thượng và diệu kỳ.
Các chất bổ sung, thực phẩm giảm cân được quảng cáo giúp người uống kiềm chế cơn thèm ăn, làm nhanh no, tăng tốc độ trao đổi chất, làm chậm quá trình sản xuất chất béo, làm cơ thể không hấp thu chất béo từ thực phẩm.
Mặc dù hầu hết những tuyên bố này không hề được hỗ trợ/chứng minh bởi nghiên cứu khoa học nghiêm túc, các nhà sản xuất và kinh doanh những sản phẩm này vẫn có nhiều cách hay để xây dựng mạng lưới quảng cáo tinh vi, đưa ra những lời hứa trên trời về công hiệu của sản phẩm mà bạn vẫn 'tin sái cổ'.
Những người thiếu kiến thức y khoa còn dễ tin ngay vì những sản phẩm chất bổ sung, thực phẩm chức năng đó thường được đóng gói dưới dạng viên, viên nhộng hay dạng bột, ghi 'uống sau khi ăn'… làm người ta lầm tưởng là 'thuốc'.
Trên thực tế, các loại 'thuốc' hứa hẹn giúp giảm cân đều ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe mà bạn có thể phòng tránh bằng việc tăng kiến thức cho mình.
Ảnh minh họa.
Tại sao 'thuốc giảm cân' nguy hiểm?
Nhiều sản phẩm như thực phẩm chức năng, chất bổ sung là vô hại, và một số thậm chí có thể có hiệu quả trong việc đốt cháy chất béo, tăng cường trao đổi chất hoặc tạo cảm giác no có thể vì uống quá nhiều thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có một số thành phần phổ biến trong các sản phẩm giảm cân đã bị FDA (Hoa Kỳ) cấm vì các tác dụng phụ có hại như làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, gây tiêu chảy, gây mất ngủ, suy thận, tổn thương gan hoặc gây kích động.
Các chất đó là:
Fen-Phen
Fenfluramine, một trong hai hoạt chất trong thuốc giảm cân với nhãn hiệu Fen-Phen, đã bị thu hồi vào cuối những năm 1990 sau khi bị phát hiện có liên quan đến các trường hợp tổn thương tim phổi.
Ephedra
Sau khi được bán rộng rãi như một thành phần trong chế độ ăn kiêng, thảo dược ephedra bắt nguồn từ Trung Quốc đã bị cấm vào năm 2004 vì có bằng chứng cho thấy việc sử dụng chúng có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Dù có ý kiến cho rằng ephedra có thể được sử dụng với liều thấp, phiên tòa phúc thẩm cấp liên bang năm 2006 đã khôi phục lệnh cấm ban đầu của FDA, nhấn mạnh sự nguy hiểm của ma hoàng khi được sử dụng như một chất bổ sung ở bất kỳ liều nào.
Hydroxycut
Các sản phẩm chứa hydroxycut đã bị cấm và thu hồi vào năm 2009 vì các báo cáo về các phản ứng bất lợi nghiêm trọng, bao gồm viêm gan và vàng da. Một khách hàng đã chết, và một người khác đã cần phải ghép gan.
Sibutramine
Sibutramine là một loại thuốc theo toa được bán với tên Meridia, đã bị rút khỏi thị trường vào năm 2010 sau khi một nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, sibutramine ban đầu được xem là một giải pháp để giảm sự thèm ăn và giảm cân lâu dài.
Nhà sản xuất đã tự nguyện ngừng sản xuất và rút sản phẩm này ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, hiện vẫn đang có một số TPCN/CBS có 'lén chứa' chất cấm này.
Gần đây nhất, FDA còn tìm thấy một số sản phẩm được bán trên thị trường như CBS có chứa fluoxetine, hoạt chất có trong trị trầm cảm. Một sản phẩm khác có chứa triamterene, một loại thuốc lợi tiểu mạnh có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ngoài ra, khi nỗ lực về giảm cân, bạn có thể vô tình lạm dụng các thực phẩm chức năng vì: dùng nhiều hơn liều khuyến nghị, các sản phẩm không được khuyến nghị cho người có cân nặng bình thường hoặc thiếu cân, kết hợp nhiều chất kích thích giảm cân. Kết hợp thuốc giảm cân với thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu.
Dùng quá liều có thể tăng gánh nặng cho gan, thận và gây suy tạng. Dùng quá liều các sản phẩm kích thích có thể làm tăng huyết áp lên mức nguy hiểm, tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Uống các chất bổ sung hay thực phẩm chức năng ngăn chặn hấp thu chất béo cùng với thuốc nhuận tràng hoặc lợi tiểu có thể gây tiêu chảy, mất nước và mất cân bằng điện giải.
Tại Nhật Bản, các bác sĩ luôn thận trọng với các loại Đông dược vì trong một số thang thuốc Đông y cũng có hoạt chất gây tiêu chảy hoặc lợi tiểu.
Ngoài ra, bác sĩ Quý cho biết một trong những rủi ro khác của việc dùng các sản phẩm này là không kê đơn, là bạn không thể chắc chắn về các thành phần trong sản phẩm đó. Nhiều dược sĩ ở Nhật nói rằng không có gì đảm bảo là mỗi sản phẩm dạng viên/nhộng 'giống thuốc' đó có đúng thành phần và liều lượng ghi trên nhãn.
Đó là vì chúng không được kiểm định nghiêm khắc bởi các Cục quản lý của chính phủ như FDA (Hoa Kỳ) hay PMDA (Nhật Bản) và vì thế không đảm bảo về chất lượng và độ an toàn. Nhiều nhà sản xuất đã bị cáo buộc vì đưa ra tuyên bố sai về sản phẩm, hoặc vì tự thêm các hoạt chất không an toàn thậm chí có hại vào món hàng.
Vì các nhà sản xuất có thể không liệt kê các thành phần 'thật ra là bị cấm' trên nhãn mác, người tiêu dùng sẽ không có cách nào nhận ra họ đang dùng các chất có hại. FDA Hoa Kỳ và PMDA Nhật Bản có công bố cập nhật danh sách các sản phẩm giảm cân có hại để cảnh báo người tiêu dùng nên tránh xa, thiết nghĩ rất có ích cho những ai đang đi tìm 'thần dược'.
Ngoài ra, giới chuyên môn còn nói về các dấu hiệu giúp thận trọng về các sản phẩm 'chém gió' như sau:
- Hứa hẹn có hiệu quả nhanh chóng, ví dụ: 'Giảm 5 kg sau một tuần'
- Sử dụng từ ngữ hay ho như 'bảo đảm' hoặc 'mang tính đột phá'
- Sản phẩm được tiếp thị bằng tiếng nước ngoài
- Sản phẩm được rao bán trên mạng
- Sản phẩm được quảng cáo là 'có thành phần giảm cân' như thuốc
Để đảm bảo an toàn tối đa, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên viên y tế có trách nhiệm theo dõi sức khỏe cho bạn.
Làm thế nào để giảm cân an toàn đó là tăng cường luyện tập và có chế độ ăn uống phù hợp. Nếu bạn lệ thuộc vào thực phẩm chức năng, chất bổ sung bạn còn lười vận động và ăn uống thả phanh sẽ làm cho mọi kế hoạch giảm cân phá sản.
Link báo gốc:
Copy link
https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/phu-nu-dep/su-that-ve-cac-thuc-pham-giam-can-cam-ket-giam-can-chuc-can-trong-thang-411745.html
-
1Lở đất tại Ấn Độ khiến 19 người thiệt mạng
-
2Công an TP.Thủ Đức giăng lưới bắt băng gây ra hàng chục vụ trộm xe máy
-
3Tiếp nhận 76 công dân Việt Nam từ Trung Quốc
-
4Tin bão mới nhất sáng 2/7: Bão số 1 gió giật cấp 15, Quảng Ninh từ đêm nay mưa rất to
-
5Giá vàng thế giới 2/7: Tiếp tục giảm trong tuần này
-
6Vụ 2 em nhỏ mất tích: Thi thể được phát hiện dưới sông
-
7HLV Pau FC khuyên Quang Hải kiên nhẫn: "Đừng áp lực việc phải ra sân thi đấu"
-
8Vụ cháu bé 9 tuổi bị bà và cha đánh đập dã man: Người mẹ nói gì?
-
9Giấu thẻ đỏ của trọng tài, Hồ Tấn Tài ngậm ngùi nhận án phạt
-
10Hà Nội: Giải cứu người đàn ông định tự tử trên nóc chung cư 40 tầng
-
11Công ty TNHH Bắc Hà: Xin dừng hoạt động 5 tuyến xe buýt trợ giá tại Hà Nội vì sắp phá sản
-
12Giải mã loài muỗi 'vua' đang gây nên 'cơn ác mộng' dịch sốt xuất huyết, khiến 30 người tử vong: Siêu đẻ, ưa sạch và thời gian đi 'săn mồi' khó ai ngờ tới
-
13Buộc Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang dừng hoạt động đón khách lưu trú
-
14Một bệnh não hoàn toàn mới xuất hiện ở 40% người cao tuổi
-
15Từ hôm nay (1/7), Bộ Công an bắt đầu cấp hộ chiếu phổ thông mẫu mới
-
16Những ai được tăng lương từ ngày 1/7/2022?
-
17Dự báo thời tiết 3/7: Đông Bắc Bộ mưa lớn
-
18Bão lũ đe dọa khắp nơi
-
19Ngoại trưởng Nga: Từ bây giờ, Moscow sẽ không tin tưởng Mỹ và EU
-
20Hà Tĩnh: Phát hiện thi thể người đàn cháy đen trong vườn