Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều tin rằng, virus SARS-CoV-2 xuất hiện trong tự nhiên ở loài dơi và sau đó lây lan sang người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các động vật khác. Các nhà khoa học ban đầu cho rằng, đại dịch đã lây lan từ động vật sang người từ chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, nơi ca mắc đầu tiên được phát hiện hồi cuối năm ngoái.
Các thành viên của một nhóm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong chuyến nghiên cứu thực tế tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Động vật Hồ Bắc ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AP.
Giờ đây, khi số người chết thiệt mạng do đại dịch Covid-19 trên toàn cầu vượt qua cột mốc 5,2 triệu người, một nhóm các nhà khoa học ngày càng tăng cường nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc của những gì họ coi là 'động vật gây bệnh' hay một nguyên do hợp lý hơn cho sự bùng nổ của loại virus này – con người, với hy vọng rằng những kết quả thu được sẽ giúp loài người chống lại các loại virus và biến thể mới.
Nhà khoa học Stephen Goldstein thuộc Đại học Utah đã trả lời phỏng vấn trên tạp chí Cell vào tháng 8 khi đưa ra bằng chứng về nguồn gốc động vật của đại dịch: 'Bạn biết đấy, kịch bản rò rỉ phòng thí nghiệm nhận từng nhận được rất nhiều sự chú ý từ thế giới nhưng không có một bằng chứng cụ thể nào cho thấy virus này đã ở trong phòng thí nghiệm'
Michael Worobey, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Arizona cho biết, ông luôn nghĩ rằng việc lây truyền từ động vật sang cơ thể người có nhiều khả năng hơn là một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Kể từ đó, nghiên cứu của chính ông và của những người khác đã khiến ông càng tin tưởng hơn về giả thuyết động vật, một giả thuyết 'được dữ liệu hỗ trợ nhiều hơn' là rò rỉ phòng thí nghiệm.
Tháng trước, Worobey đã công bố dòng thời gian của đại dịch Covid-19 với trường hợp mắc đầu tiên ở người được biết đến với Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi mua bán động vật sống. Ông nhấn mạnh: 'Ý tưởng rò rỉ trong phòng thí nghiệm gần như chắc chắn là một sự phân tâm lớn làm chúng ta mất tập trung khỏi những gì thực sự đã xảy ra'.
Chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AP.
Từ dơi đến cơ thể người
Các nhà khoa học cho biết trên tờ Cell rằng virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra đại dịch Covid-19, là loại virus được ghi nhận thứ 9 trên thế giới lây nhiễm sang cơ thể người. Tất cả những loại virus gây ra các đại dịch trước kia hầu hết đều có nguồn gốc từ động vật. Bao gồm cả virus đã gây ra dịch SARS năm 2003, cũng có liên quan đến các chợ bán động vật sống ở Trung Quốc.
Màn hình tuyên truyền vè hiệu quả của việc đeo khẩu trang hạn chế sự lây lan của Covid-19 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AP.
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng động vật hoang dã là vật chủ trung gian của virus SARS-CoV-2, có nghĩa là chúng đã bị nhiễm một loại virus từ dơi mà sau đó đã tiến hóa. Các nhà khoa học đã luôn tìm kiếm nguồn gốc của virus liên quan đến dơi và vào tháng 9, họ đã xác định được ba loại virus trong cơ thể dơi ở Lào giống với SARS-CoV-2 hơn bất kỳ loại vi rút nào đã từng được biết đến.
Worobey nghi ngờ rằng gấu chó chính là loài vật chủ trung gian. Ông nói, những động vật có vú giống như cáo rất nhạy cảm với virus và đang được bán trực tiếp tại chợ Hoa Nam.
Đầu năm nay, một báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc đã khẳng định việc truyền virus từ dơi sang người thông qua một loài động vật khác là kịch bản có khả năng xảy ra nhất và một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm là 'cực kỳ khó xảy ra'.
Nhưng báo cáo đó cũng gây ra sự nghi ngờ khi gắn trường hợp Covid-19 đầu tiên được biết đến là một nhân viên kế toán không có liên quan đến chợ Hoa Nam và lần đầu tiên xuất hiện các triệu chứng vào ngày 8/12/2019. Worobey cho biết những người ủng hộ lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm chỉ ra trường hợp đó và tuyên bố rằng virus đã thoát ra từ một cơ sở của Viện Virus học Vũ Hán gần nơi người đàn ông đó sinh sống.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Worobey, người đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn rằng, căn bệnh ngày 8/12 của anh thực sự là một vấn đề về răng miệng và các triệu chứng về Covid-19 chỉ bắt đầu vào ngày 16/12.
Mối đe dọa từ động vật
Các chuyên gia lo ngại rằng việc lây truyền virus từ động vật sang cơ thể người tương tự có thể gây ra đại dịch mới - và làm trầm trọng thêm đại dịch Covid-19 sẵn có này.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhiều loại động vật đã bị nhiễm bệnh, bao gồm cả vật nuôi ở trong nhà như mèo, chó và chồn; đến những động vật ở sở thú như hổ, rái cá và các loài linh trưởng; chồn nuôi trong trang trại; và hươu đuôi trắng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hầu hết đều virus đều là lây nhiễm từ người sang người và nguy cơ động vật truyền virus sang cơ thể người là khá thấp. Tuy nhiên, một nỗi sợ khác đe dọa chính là khả năng động vật có thể tạo ra các biến thể virus mới. Một số nhà khoa học bắt đầu tự hỏi liệu biến thể mới nhất Omicron có bắt đầu theo cách này không.
Hình ảnh kính hiển vi điện tử năm 2020 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cung cấp cho thấy các phần tử vi rút SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19. Ảnh: AP.
David O'Connor, một chuyên gia virus học tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết: 'Trên khắp thế giới, chúng ta có thể có những động vật có khả năng sản sinh những biến thể này ngay cả khi chúng ta kiểm soát được đại dịch Covid-19 ở người'.
Các chuyên gia còn lo ngại việc ngăn chặn dịch bệnh lây truyền từ động vật không chỉ đòi hỏi phải ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp mà còn phải đạt được tiến bộ trong các vấn đề toàn cầu lớn làm tăng nguy cơ tiếp xúc giữa người và động vật, chẳng hạn như phá hủy môi trường sống và biến đổi khí hậu.
Nếu không điều tra đầy đủ nguồn gốc động vật của virus, thế giới sẽ 'dễ bị tổn thương bởi các đại dịch trong tương lai phát sinh từ chính các hoạt động của con người'.