Nguyễn Hà K. 21 tuổi, Hà Nội tìm tới bác sĩ trong tâm trạng lo lắng. K. cho biết cô mới có bạn trai được hai tháng. Sau quen biết 1 tháng, cô và bạn trai đã bắt đầu làm 'chuyện ấy'.
Mỗi lần ân ái, bạn trai của K. có phòng tránh thai bằng cách đeo bao cao su. Tuy nhiên, bạn trai chỉ sử dụng khi gần đến giai đoạn xuất tinh. Điều K. thấy mỗi lần ân ái xong, “cô bé” của mình thường sưng đỏ, ngứa rát. K. phải chạy vội vào nhà vệ sinh rửa sạch.
Cô không biết lý do nên tự chữa bằng cách rửa bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ và bôi kem. Mỗi lần sử dụng kem cô thấy nhẹ đi vào ngày hôm sau là hết.
Mỗi lần ân ái xong K. đều rơi vào tình trạng như vậy. Cô lo lắng nên đến bệnh viện khám. Bác sĩ tìm hiểu kỹ thói quen sinh hoạt tình dục của cô và bạn trai thì nghi ngờ dị ứng bao cao su.
Theo hướng dẫn của bác sĩ, K. và bạn trai thử quan hệ 3 lần không dùng bao cao su, chuyển sang uống thuốc tránh thai hàng ngày thì triệu chứng dị ứng hết.
Ảnh minh hoạ.
Còn trường hợp của bệnh nhân Quang H. 26 tuổi, tìm tới bác sĩ vì mỗi lần bóc túi bao cao su để thực hiện ân ái với bạn gái là H. bị đau đầu. Thậm chí, có lúc cậu sợ hãi còn chạy vội vào nhà vệ sinh nôn ói.
H. không sử dụng thì sợ bạn gái mang thai, sử dụng thì cậu dị ứng. Vì vậy, từ lâu cậu và bạn gái tránh thai bằng cách xuất tinh bên ngoài hoặc tính ngày theo chu kỳ đèn đỏ.
Theo BSCK I Dương Ngọc Vân – Chuyên khoa Sản, Bệnh viện đa khoa Medlatec, tình trạng người bệnh tới khám vì đau đầu không biết phòng tránh thai như thế nào, đặc biệt muốn sử dụng bao cao su nhưng lại bị dị ứng với nó.
Bao cao su là một trong những biện pháp tránh thai rất an toàn. Nhưng đáng tiếc, không phải ai cũng sử dụng được nó vì có thể bị dị ứng.
Bác sĩ Vân cho biết bao cao su hiện đại ngày nay hầu hết được làm bằng nhựa, nhưng đôi khi cũng được làm bằng nhựa tổng hợp, polyisoprene hoặc có thể làm từ ruột cừu. Riêng đối với bao cao su nữ giới thường được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp.
Trong nhựa có chất protein có thể khiến một số trường hợp bị dị ứng. Cơ thể nhầm tưởng những protein này có nguy cơ gây hại và sinh ra phản ứng miễn dịch, giải phóng những kháng thể chống lại những tác nhân gây hại này.
Ngoài ra, tình trạng dị ứng bao cao su còn có thể do một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như chất bôi trơn hay chất diệt tinh trùng trong bao cao su.
Khi bị dị ứng bao cao su, bạn thường biểu hiện tại chỗ như: Ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy da, phồng rộp da, nổi mề đay…
BS Vân cho rằng với những trường hợp có cơ địa nhạy cảm hơn có thể gặp phải những biểu hiện phức tạp, nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dị ứng toàn thân nhất là ở nữ. Nguyên nhân vì lớp màng nhầy ở âm đạo có thể hấp thụ protein từ bao cao su nhanh hơn màng trên của dương vật.
BS Vân khuyến cáo nếu phát hiện có những dấu hiệu dị ứng bao cao su, nhưng kéo dài khoảng 2 ngày không khỏi hoặc bạn đã chuyển sang loại bao cao su khác mà vẫn xuất hiện những biểu hiện dị ứng thì có thể tình trạng này do một vấn đề sức khỏe khác gây ra.
Tốt nhất, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân chính xác và sau đó bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Tránh trường hợp để bệnh lâu ngày dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các triệu chứng tiếp diễn dai dẳng có thể là kết quả của nhiễm trùng sinh dục hoặc các tình trạng tiềm ẩn khác.
Nếu bạn bị dị ứng với thành phần của bao cao su, thì cần phải lựa chọn kỹ hơn loại bao phù hợp với cơ thể. Hiện nay có rất nhiều loại bao cao su với độ an toàn cao mà bạn có thể lựa chọn.
>> Xem thêm: Làm 'chuyện ấy' quá sớm, cô gái trẻ ân hận mắc phải virus chết người