Nhắc đến Pokemon, game thủ sẽ hình dung đến một sinh vật đáng yêu, dễ thương, ngộ nghĩnh với hàng loạt các sản phẩm trò chơi điện tử gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người chơi. Pokemon chính là những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của làng game thế giới. Chính vì vậy, nhiều game thủ đặt Pokemon ở một vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm trí của mình. Thế nhưng, bên cạnh sự đáng yêu ấy, Pokemon cũng tồn tại nhiều câu chuyện đáng sợ và không thể giải thích nổi, thậm chí gây nên sự ám ảnh với không ít game thủ trên toàn thế giới.
Qua nhiều năm, thế giới của 'Pokémon' đã trở nên rộng lớn, nhiều màu sắc và đáng yêu như bây giờ. Nhưng đối với một số người chơi lớn tuổi, họ sẽ biết rằng các trò chơi 'Pokémon' trước đây không phải lúc nào cũng như thế. Ví dụ, trong phiên bản Gameboy của 'Pokemon Red and Green' có một địa điểm là Nghĩa trang Pokemon nổi tiếng. Nó nhắc nhở tất cả mọi người rằng, 'Sớm hay muộn, Pokémon của bạn sẽ chết vì không có gì công bằng trên thế giới này'.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là khi bạn đi bộ qua địa điểm này, bạn sẽ nghe thấy một bản nhạc nền theo phong cách có phần rợn người của nhà soạn nhạc Junichi Masuda. Bản nhạc này đã gây nên sự ám ảnh đối với trẻ em tại Nhật Bản vào thời điểm đó. Người ta cho rằng âm thanh của trò Pokemon Red and Green phiên bản Nhật này đã được thay thế trong phiên bản Mỹ, lý do là bởi nó đã khiến hàng trăm game thủ trẻ bị ám ảnh, thậm chí có những hành động vượt khỏi kiểm soát.
Các chuyên gia phát hiện ra phần nhạc này đã được thu với tần số có thể gây hại bộ não con người, nhất là trẻ em. Đây chính là nguồn gốc ra đời của hội chứng Lavender. Bản nhạc Thị trấn Lavender được chạy trong suốt trận đấu với Pokemon này nhưng gấp 3 lần, và nếu ai đó cố gắng để bắt Pokemon, game sẽ bị treo. Sau khi khởi động lại, màn hình tiêu đề game bị thay đổi, chỉ hiện thị hình ảnh tĩnh và nền nhạc tăng nhanh gấp 10 lần.
Bên cạnh câu chuyện bí ẩn trong tựa game Pokemon Red and Green thì bản thân phiên bản Anime của Pokemon cũng tồn tại nhiều sự tình bí ẩn. Một trong số đó chính xảy ra vào năm 1997, sau khi một tập phim Pokemon Dennō Senshi Porigon được phát sóng, gần 700 người đã được đưa đến bệnh viện vì những hình ảnh nhấp nháy nhanh trên màn hình TV khiến người xem bị co giật. Ngay lập tức, tập phim đã bị dừng phát sóng và đồng thời bị cấm chiếu kể từ đó đến nay.
Vào phút thứ 20 của tập phim, Pikachu làm ngừng tên lửa vắc-xin của biệt đội Rocket bằng chiêu thức sở trường '100 nghìn Volt', gây ra một vụ nổ lớn với nhiều ánh chớp xanh và đỏ. Hai kỹ xảo hoạt họa được sử dụng có tên là 'Paka paka' và 'Flash' đã khiến cho cảnh phim bị phóng đại đến mức dữ dội. Màn hình xuất hiện những luồng chớp nhấp nháy cực sáng, có tần suất 12 Hz diễn ra trong khoảng bốn giây chiếm gần trọn màn hình. Đây chính là lý do khiến cho gần 700 khán giả, đa phần là trẻ nhỏ bị ảnh hưởng. Một số thậm chí co giật, mù đột ngột, nôn ra máu và mất hẳn ý thức
Nếu điều này có thể xảy ra trong thực tế, có thể có những yếu tố nguy hiểm và khủng khiếp khác trong thế giới Pokémon. Và đó là lý do tại sao lại nói rằng, trong thế giới Pokemon không chỉ tồn tại sự đáng yêu và dễ thương mà còn có rấtnhiều thứ bí ẩn, đáng sợ và ám ảnh.