Trước đây, chúng ta có thể sử dụng các mã cheat như một trò đùa vui vô hại. Nếu bạn đã cảm thấy mệt mỏi khi phải vượt qua những màn chơi tương tự nhau trong Goldeneye 007, bạn có thể sử dụng một số trò gian lận để mở khóa tất cả vũ khí, cung cấp cho mình số đạn không giới hạn và biến James Bond thành một cơn ác mộng với kẻ thù. Tuy nhiên, với sự ra đời của các tựa game nhiều người chơi, nơi các game thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau để giành lấy vinh quang, đôi khi còn là để nổi tiếng và kiếm một vài giải thưởng, thì việc gian lận trong khi chơi đã mang một ý nghĩa hoàn toàn mới, nó là toxic.
Thay vì sử dụng các trò gian lận để kiếm tìm niềm vui, giờ đây các game thủ sử dụng chúng để giành được lợi thế không công bằng trước các đối thủ của mình. Chúng có thể bao gồm wallhacks cung cấp tầm nhìn tia X, aimbots tự động dò tìm hộp sọ của kẻ thù và hack tốc độ biến người chơi thành Sonic the Hedgehog. Trong khi một số trò chơi làm tương đối tốt việc chống hack, cheat, thì cũng có những trò chơi khác lại tràn ngập những kẻ gian lận, nhiều đến mức bạn sẽ phải cảm thấy may mắn nếu tham gia một game đấu mà không gặp phải ít nhất một (hoặc 20) kẻ gian lận. Những trò chơi trong danh sách dưới đây đang trở thành miền đất hứa với những kẻ gian lận, những tựa game đã bị cheaters phá hoại.
Call of Duty: Warzone
Call of Duty: Warzone hấp dẫn người chơi khi nó là sự kết hợp đầy tinh tế giữa một game bắn súng góc nhìn thứ nhất với thể loại battle royale. Trò chơi đã thu hút hơn 50 triệu người chơi, nhưng sự nổi tiếng là một con dao hai lưỡi. Càng thu hút nhiều người tham gia vào trò chơi, những kẻ gian lận càng cố gắng phá hỏng nó.
Những kẻ gian lận đã đưa Warzone vào tầm ngắm kể từ khi nó ra mắt và cho dù Activision có làm gì đi chăng nữa, họ vẫn không thể chống đỡ nổi. Một tháng sau khi Warzone ra mắt, Activision đã cấm 70 nghìn tài khoản gian lận, nhưng con số đó chỉ là muối bỏ bể. Sự kiên nhẫn của người chơi chân chính giảm dần khi những lời phàn nàn đổ về với tần suất đều đặn một cách đáng sợ. Các game thủ từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đã có nhiều bài viết phẫn nộ trên Twitter, và Activision đã thử các giao thức chống gian lận triệt để như yêu cầu người chơi không sử dụng aimbots và wallhacks một cách lịch sự, nhưng vẫn không có dấu hiệu gì khả quan.
Vào tháng 5 năm 2020, Activision bắt đầu một chiến thuật chống gian lận khác có tên Shadowbans. Thay vì lớn tiếng thông báo về việc tài khoản có bị cấm hay không, thì họ để những kẻ gian lận đăng nhập vào trò chơi và bắt đầu tìm kiếm các trận đấu, nhưng màn hình chỉ hiện thị duy nhất 'tìm kiếm trận đấu' mãi mãi. Và biện pháp này đã khiến những kẻ gian lận chìm sâu trong nước mắt, khi các diễn đàn dành cho hacker (vâng, những diễn đàn này có tồn tại) tràn ngập những lời kêu than bởi Shadowbans.
Fortnite
Fortnite là tựa game có tiêu đề kết hợp giữa game chiến đấu bắn súng góc nhìn thứ ba với cơ chế xây dựng nhanh chóng. Với đủ tài nguyên, người chơi có thể chế tạo ra nhiều thứ thú vị, sau đó là những màn đấu súng hấp dẫn. Có rất nhiều thứ để chơi trong Fortnite, và thậm chí còn nhiều thứ nữa để người chơi có thể chơi một cách thành thạo Fortnite, bởi có phần phức tạp nên nhiều game thủ đã chọn cách gian lận để khiến mọi thứ dễ dàng hơn.
Những kẻ gian lận trong Fortnite có thể là một trong những kẻ vô liêm sỉ nhất trên không gian mạng. Những game thủ này không chỉ giới hạn mình trong việc làm phiền những người chơi bình thường, mà một số thậm chí còn phạm tội gian lận trong các giải đấu. Epic Games đã thử mọi cách từng được biết đến để ngăn chặn gian lận, thậm chí họ đã đi đến mức đưa những hacker này ra tòa. Tuy nhiên, dường như đây lại trở thành một cú phản đòn với chính Fortnite, khi một số game thủ thậm chí còn tuyên bố sai sự thật rằng họ đã gian lận hoặc đã bị cấm vì gian lận chỉ để tạo ra một số ảnh hưởng.
Gian lận là một vấn đề trong Fortnite nghiêm trọng đến nỗi cả người hâm mộ và người chơi hợp pháp đều không cho những đã từng kẻ gian lận cơ hội để hoàn lương. Nếu bạn bị bắt gặp gian lận một lần, bạn có thể bị tất cả khán giả và những người tham gia Slurp Juice la ó trong suốt các giải đấu và cổ vũ cho bạn thua. Một khi đã dính chàm, bạn sẽ không bao giờ rửa trôi được vết nhơ đó trong Fortnite.
Fall Guys: Ultimate Knockout
Fall Guys : Ultimate Knockout xuất hiện một cách đầy bất ngờ, và dường như đã đánh cắp đi chiếc vương miện trong thế giới battle royale từ các tên tuổi cũ. Tuy nhiên, vì đây không phải là một tựa game FPS nên những kẻ gian lận phải suy nghĩ theo một cách phá hoại khác. Họ không thể sử dụng wallhacks, aimbots và các trò gian lận thường thấy với các trò battle royale thông thường khác. Tuy nhiên, các hacker đã giúp sức và biến trò chơi này trở thành thiên đường cho những kẻ gian lận, gây nhiều khó chịu cho người chơi và nhà phát triển của Fall Guys.
Các hackers đã lập trình các cách để di chuột vô thời hạn và dịch chuyển về đích một cách dễ dàng, và các subreddits giờ đây chứa đầy những người chơi tức giận. Để giải quyết vấn đề này, Mediatonic đã tạo ra một hòn đảo chỉ dành cho những kẻ lừa đảo, nơi họ có thể xáo trộn những người chơi gian lận để tự lừa dối lẫn nhau, còn những người chơi chân chính sẽ được yên. Tuy nhiên, kế hoạch có một lỗ hổng nghiêm trọng, đó là hệ thống phát hiện chống gian lận của Mediatonic không di chuyển đủ những kẻ gian lận để bắt đầu một trận đấu. Hơn nữa, những kẻ gian lận đã đề phòng trước kế hoạch của Mediatonic và phá vỡ nó bằng cách hợp tác với bạn bè của họ. Vì vậy, hòn đảo đặc biệt này đã bị đóng cửa, nhưng các nhà phát triển cũng không vội vàng.
Sau khi Fall Guys chạy được nửa season, các nhà phát triển đã tung ra bản cập nhật ' Big Yeetus và Anti-Cheatus ', cùng với một vài thứ khác, một hệ thống chống gian lận mới được phát triển với sự trợ giúp của Epic Games. Và giờ đây chúng ta đều đang chờ xem liệu bản cập nhật này có chống lại những kẻ gian lận một cách hiệu quả hay không.
Counter-Strike: Global Offensive
Mạnh tay là khi kẻ gian lận bị cấm khỏi trò chơi, và họ phải chi 60 đô la cho một bản sao mới. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi một trò chơi điện tử bị phá hoại bởi những kẻ gian lận ngay trước khi nó được phát hành miễn phí? Counter-Strike: Global Offensive là một ví dụ điển hình về sự hỗn loạn sau đó.
Khi CS: GO sử dụng mô hình trả tiền để chơi, gian lận là một vấn đề gây nhức nhối lớn, nhưng vào tháng 12 năm 2018, Counter-Strike: Global Offensive đã được phát hành miễn phí. Đó như là một món quà đối với các hackers. Và chỉ một tháng sau, Valve đã cấm 600.000 tài khoản đang nắm giữ kỷ lục của trò chơi, hầu hết trong số đó là do các lỗi vi phạm gian lận. Thêm vào đó, đây là những lệnh cấm VAC,nó ngăn các tài khoản chơi tất cả các trò chơi nhiều người chơi khác trên Steam. Ngoài ra còn có một số biện pháp chống gian lận khác được bổ xung thêm, ví dụ: một lập trình viên tên là 2Eggs đã phát triển một AI để loại bỏ tận gốc những kẻ gian lận, dẫn đến 15.000 lệnh cấm đã được đưa ra, chỉ tính đến tháng 5 năm 2020.
Trong khi những kẻ gian lận có thể khiến game thủ giận dữ bỏ cuộc, những kẻ gian lận của Counter-Strike: Global Offensive đã trở thành những con mồi béo bở nhờ vào những bản hack giả. Nếu ai đó tải sai các bản hack giả, họ sẽ bị nhiễm trojan và gặp phải những rắc rối. Tuy nhiên, không cần biết kết quả ra sao, họ luôn là kẻ thiệt thòi.
PUBG
PlayerUnknown's Battlegrounds là một trong những trò chơi battle royale phổ biến nhất trên thế giới. Và, cùng với sự nổi tiếng, thì cũng thường có một số lượng lớn những kẻ gian lận. Số lượng người chơi trong trò chơi của bạn càng lớn thì số lượng kẻ gian lận càng nhiều.
Giờ đây, PUBG được chơi trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm máy tính, bảng điều khiển và thiết bị di động. Thiết bị di động là một trong những lựa chọn có mật độ người chơi nhiều hơn cả, và do đó đây cũng trở thành nền tảng có nhiều kẻ gian lận nhất. Chỉ trong vòng một tuần của tháng 8, đã có hơn 2 triệu tài khoản đã bị cấm chơi PUBG Mobile vì hack. Và để chứng minh rằng họ đang kịch liệt chống lại hacker, PUBG Corp đã hợp tác với Tencent để bắt giữ các nhà phát triển những phần mềm gian lận ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề gian lận của PUBG không phải chỉ đem đến tin xấu. Trong một sự kiện đặc biệt, một số kẻ gian lận đã bị dắt mũi để tham gia vào một trận troll chí mạng. Những bản hack này thu hút những người chơi vô đạo đức với những lời hứa hẹn ngon lành về những lợi thế sẽ có được, nhưng sau khi tải các bản hack đó về, họ sẽ bị nhiễm Trojan, phá hoại các trò chơi của nạn nhân và tải cái kết của những hacker này lên YouTube.