Di chuyển nhiều hơn
(Ảnh: Brightside)
Theo các chuyên gia, chúng ta nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thói quen này không chỉ giúp mang lại một vóc dáng cân đối, mảnh mai mà còn cải thiện được quá trình lưu thông máu và hoạt động của hệ tuần hoàn, từ đó giúp chân giảm bớt tình trạng sưng tấy.
Kéo giãn cơ
(Ảnh: Brightside)
Một việc quan trọng bạn cần làm trước và sau khi tập thể dục là kéo giãn, kéo căng cơ. Hành động này giúp làm tăng tính linh hoạt, cải thiện hiệu quả của bài tập và đồng thời làm tăng lượng máu đến các mô, cơ quan khác trong cơ thể.
Uống trà hoặc nước trái cây
(Ảnh: Brightside)
Trà đen hoặc trà xanh: chứa chất chống oxy hóa, cải thiện lưu lượng máu và giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh.
Nước ép củ cải đường: sự kết hợp của các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp làm giảm huyết áp và các chứng bệnh có liên quan.
Nước ép lựu: giàu chất chống oxy hóa, cải thiện sự lưu thông máu và các hoạt động khác của hệ tuần hoàn.
Chải khô chân
(Ảnh: Brightside)
Kỹ thuật này có tên gọi Ayurvedic, mang tác dụng tăng cường lưu thông máu, loại bỏ nhiều loại độc tố và mầm bệnh. Ayurvedic nên được thực hiện trước thời gian tắm với các bước như sau:
- Chuẩn bị một chiếc bàn chải với lông mềm, tự nhiên.
- Bắt đầu chải từ mắt cá chân lên phía đùi trên theo những đường hình tròn.
- Chải mỗi chân như vậy trong khoảng 5 phút.
- Sử dụng lực vừa phải, không làm bạn bị đau.
- Bạn có thể tắm sau khi hoàn thành và thoa một ít kem dưỡng thể.
Sử dụng tất bó chuyên dụng
(Ảnh: Brightside)
Tất bó tạo áp lực lên chân và mắt cá chân, thúc đẩy quá trình lưu thông máu từ các bộ phận khác trong cơ thể trở về tim và giúp giảm hiện tượng sưng tấy. Tuy nhiên, trước khi áp dụng liệu pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến của đội ngũ y sĩ để chọn được loại tất phù hợp nhất với bạn.
Massage
(Ảnh: Brightside)
Ngoài cảm giác thư giãn, massage còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu. Dành riêng cho mục đích giảm sưng phù chân, bạn có thể thực hiện massage theo các bước sau đây:
- Luôn massage theo hướng từ dưới lên trên.
- Đặt các ngón tay trên mắt cá chân, dùng lực nhẹ nhàng dọc theo chân và kéo dần về phía hông.
Thực hiện quy trình này khoảng 10 lần cho mỗi bên chân
Bổ sung một số loại thực phẩm vào chế độ ăn uống
(Ảnh: Brightside)
Một số loại thực phẩm bạn có thể xem xét bổ sung vào chế độ ăn của mình nếu muốn loại bỏ chứng phù nề chân là cá hồi, cá thu, củ cải đường, rau xanh, hành tây, quả óc chó, các loại quả mọng...
Tắm ngâm với muối epsom
(Ảnh: Brightside)
Muối Epsom có chứa thành phần hóa học magie sulfat – thành phần đã được chứng minh có tác dụng giảm thiểu nhiều tình trạng viêm nhiễm. Khi ngâm mình trong bồn tắm có chứa một ít muối epsom, magie có thể được hấp thụ qua da và tăng lượng magie có trong cơ thể.
Nâng cao chân
(Ảnh: Brightside)
Nâng cao chân giúp lưu thông máu tự nhiên vì tĩnh mạch không cần phải hoạt động để chống lại trọng lực, từ đó giảm tình trạng sưng phù ở chân và bàn chân. Bạn có thể thực hiện thao tác này bằng cách gác chân cao lên khi nằm hoặc nằm và dựa chân lên tường theo góc 90 độ.
Sử dụng đúng loại giày dép
(Ảnh: Brightside)
Dù mang tính thẩm mỹ cao, các loại giàu cao gót và giày mũi nhọn có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả tình trạng sưng phù chân. Nếu cần thiết phải sử dụng, hãy đảm bảo rằng bạn không đeo chúng trong quá lâu và xem xét một số sự lựa chọn tốt hơn như giày thể thao.