Có một sự thật là, Free Fire là một trong số các tựa game sinh tồn thành công không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Và dù có ghét tựa game này nhiều đến thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận Free Fire đang có lượng người chơi cực kỳ lớn ở thị trường Việt Nam. Không phải PUBG Mobile, Free Fire mới đang là tựa game bắn súng sinh tồn được xem là mạnh nhất toàn cầu.
Nạn nhân số 1: Call of Duty Mobile
Tuy nhiên, cũng lại có một sự thật khác là Free Fire bị nhiều ấn tượng không tốt tại thị trường Việt Nam. Đa phần xuất phát từ một bộ phận game thủ nhí, vốn xuất hiện khá nhiều trong tựa game này. Và cái tên Lửa Chùa cũng đã được cộng đồng mạng đặt cho tựa game này. Trong số đó, không thể thiếu những pha bóc phốt, tố cáo mà cư dân mạng đã rất quen đến từ game thủ được cho là của Lửa Chùa.
Nạn nhân số 2: Liên Minh Huyền Thoại
Nhưng liệu đây có phải hoàn toàn đến từ người chơi Free Fire – Lửa Chùa hay không hay do chính một thế lực nào đó tạo ra để tạo nên một kịch bản 'mũi tên trúng hai con chim'. Mục đích là gì? Là để hướng ánh mắt và sự soi xét của cư dân mạng vào tựa game Free Fire, vốn đã bị gắn mác Lửa Chùa.
Còn mục đích thứ hai thì sao? Nếu ai đã từng chú ý đến các pha bóc phốt được cho là của người chơi Lửa Chùa thì có thể thấy đều xuất phát từ một group nào đó. Tác giả là ai thì không biết, đó có thể là tài khoản thật hoặc đơn giản là một 'clone' nào đó. Điều này thực ra cũng chả quan trọng, bởi điều mà tác giả bài viết đó quan tâm đến có thể chính là việc tạo nên một cú 'bait' đỉnh cao, để thu hút cư dân mạng, những người dùng mạng xã hội muốn truy tìm nguồn gốc của bài viết đó.
Nạn nhân số 3: Liên Minh Tốc Chiến
Nêu tinh tế để ý, các bài viết này thường được 'cap' lại và để nguyên tên của group nào đó. Dụng ý là để cộng đồng mạng tìm trên thanh tìm kiếm Facebook và gia nhập vào. Đó là lúc mà bài viết tạo 'bait' thành công. Nhưng đông member để làm gì? Chẳng lẽ chỉ để cho vui, cái này chúng mình sẽ phân tích trong một bài viết khác.
Quay trở lại với việc tại sao game thủ Free Fire (Lửa Chùa) luôn bị lôi vào? Bởi đây là một trong số những cách nhanh nhất để tạo sự chú ý đối với cộng đồng mạng, những người đã và đang có ấn tượng không tốt với tựa game và người chơi của Free Fire. Có thể thấy, những kẻ tạo dựng nên kịch bản này đã lợi dụng vào tâm lý của một bộ phận cộng đồng mạng, đánh trúng vào thị hiếu của người dùng để thực hiện thành công mục đích của mình.
Mục đích cuối cùng để làm gì thì dòng cuối cùng của hình ảnh trên sẽ giải thích phần nào
Còn cộng đồng thì vẫn luôn tin rằng các bài viết tố cáo kia là của game thủ Free Fire. Suy cho cùng thì Free Fire vẫn nổi tiếng, Lửa Chùa thì lại càng nổi tiếng còn những kẻ viết nên kịch bản thì thành công với mục đích của mình. Chỉ có một bộ phận cư dân mạng thì ngây thơ, luôn tin vào những bài viết khả năng cao là thả 'bait' để rồi bị dắt mũi mà thôi.