Thời gian gần đây, Metaverse đang là một từ khóa cực hot trong nhiều lĩnh vực từ giải trí, công nghệ cho đến kinh doanh. Thậm chí mạng xã hội số 1 thế giới - Facebook cũng đổi tên công ty thành Meta với tham vọng xây dựng Metaverse.
Vậy Metaverse là gì?
Định nghĩa Metaverse
Thuật ngữ ‘Metaverse' (còn gọi là vũ trụ ảo) lần đầu được tác giả Neal Stephensen nhắc đến trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của mình (Snow Crash) vào năm 1992. Nó mô tả thế giới ảo là nơi con người tương tác với nhau một cách chân thực, sống động không kém gì thế giới thật.
Một số bộ phim bom tấn như The Matrix hay Ready Player One là ví dụ rõ ràng nhất cho vũ trụ ảo.
Hai bộ phim bom tấn giúp nhiều người làm quen với khái niệm vũ trụ ảo.
Còn theo nghĩa đen, Meta có nghĩa là ‘vượt ra ngoài' (hoặc 'vượt khỏi giới hạn'), Verse là viết tắt của ‘Universe' (vũ trụ). Vậy nên chúng ta có thể hiểu Metaverse là khái niệm nằm ngoài vũ trụ thực, là một vũ trụ ‘ảo' mà con người có thể trải nghiệm những gì mình thích qua Avatar (thế thân) của mình một cách tự do.
'Metaverse là một môi trường ảo nơi bạn có thể hiện diện với mọi người trong không gian kỹ thuật số. Đây là một thế giới ảo mà bạn đang ở bên trong thay vì chỉ nhìn vào. Chúng tôi tin rằng Metaverse sẽ là sự kế thừa của Internet di động.' - định nghĩa được đưa ra bởi Mark Zuckerberg (CEO Facebook).
Facebook đang đầu tư rất nhiều nguồn lực vào Metaverse.
Tuy nhiên, định nghĩa về Metaverse hiện tại vẫn chưa được nhất quán. Nguyên nhân vì khái niệm này vẫn còn rất mới và đang được xây dựng từ những ‘viên gạch' đầu tiên.
Bốn đặc điểm của Metaverse
Metaverse là thế giới không có giới hạn.
Dù định nghĩa về Metaverse hiện tại vẫn chưa được hoàn thiện nhưng nhiều tổ chức, chuyên gia đã đưa ra những đặc điểm nhất định về khái niệm này.
- Sustainability: Khả năng duy trì và liên tục có những cải tiến về mọi thứ trong vũ trụ ảo.
- Immersion: Mức độ chân thực của thế giới ảo so với thế giới thực.
- Openness: Tính mở, có nghĩa là Metaverse cho phép người tham gia có thể kết nối hoặc ngắt kết nối bất kỳ lúc nào. Đồng thời đó phải là không gian mở cho phép xuất hiện những sáng tạo không có giới hạn.
- Economic System: Hệ thống kinh tế song song với thực tế. Trong đó, người dùng có thể chuyển đổi tài sản của mình giữa thế giới thực và Metaverse một cách dễ dàng, cũng có thể sáng tạo vật phẩm để tích luỹ và gia tăng tài sản cho chính bản thân.
Sự phát triển trong Metaverse
Hiện tại, Metaverse thường được nhắc đến với không gian kỹ thuật số kèm theo những công nghệ như thực tế ảo VR (Virtual Reality) hoặc thực tế tăng cường AR (Augmented Reality).
VR và AR là hai từ khóa phổ biến khi nhắc đến Metaverse.
Nhờ có VR và AR, lĩnh vực giải trí trong Metaverse cho phép con người tương tác thị giác, thính giác và đôi khi là xúc giác trong vũ trụ ảo. Điển hình như ngày 18/11 vừa qua, ca sĩ Justin Bieber đã có buổi trình diễn âm nhạc trong Metaverse thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Video: Justin Bieber và buổi liveshow của mình trong tuần trước.
Mặt khác, trong Metaverse cũng tồn tại nhiều hình thức kinh doanh các vật phẩm NFT như bất động sản ảo, trang phục ảo, content, tiền ảo,... Có thể nói đây là một 'vũ trụ' tiềm năng đối với bất cứ ai muốn thử sức.
Về phần Facebook, công ty này đã đổi tên thành Meta và dự đoán Metaverse là tương lai của Internet. Trên thực tế, đồng MANA (tiền kỹ thuật số trong Metaverse) đã tăng gấp 4 lần giá trị kể từ lúc Facebook đổi tên công ty thành Meta. Báo cáo gần đây của Bloomberg ước tính ngành công nghiệp Metaverse sẽ đạt giá trị 800 tỷ USD trong năm 2024.
>> Xem thêm: Đất 'ảo' trong metaverse được bán với giá hơn 2 triệu USD, đắt hơn cả đất ở trung tâm New York