Hành vi phá game như cố tình chết trong các tựa game MOBA luôn là điều không thể chấp nhận được. Vì vậy mà các nhà phát hành mới tạo ra những lệnh cấm, án phạt để hạn chế hành vi tiêu cực này. Tuy nhiên với Liên Minh: Tốc Chiến, game thủ lại đang tỏ ra nghi ngờ chính hệ thống xử phạt của Riot.
Việc cấm các tài khoản có hành vi phá game là điều cần thiết
Cụ thể thì cộng đồng đã phát hiện ra một người chơi cố tình chết tới 30 ván liên tiếp nhưng không bị khóa tài khoản. Mỗi ván đấu thì người chơi này đều cố tình chết từ 15-25 lần. Theo như game thủ có tài khoản Reddit là 'aaditya_98' chia sẻ, người chơi đó đã bị tố cáo rất nhiều lần nhưng Riot Games không hề có lệnh cấm nào.
Đây là một trong số những người chơi cố tình phá game mà tôi gặp ở rank Vàng. Anh ta nói ở đầu trận là sẽ feed cho bên kia 24 mạng. Người chơi này bị tố cáo rất nhiều lần nhưng Riot không có hành động gì cả.
Làm thế nào mà anh ta không bị cấm ở chế độ xếp hạng? Điều này cho thấy Riot cần phải làm việc nhiều hơn nữa để hoàn thiện hệ thống xử phạt của mình.
Tôi nghĩ Riot chỉ hoàn thiện hệ thống phát hiện AFK thôi. Lý do là bởi chỉ việc tố cáo hành vi AFK có tác dụng.
Người này cũng phá trận đấu của tôi luôn. Làm ơn hãy cấm tài khoản của anh ta đi.
Tôi đã tố cáo rồi đó nhưng vẫn không có phản hồi từ phía Riot.
Cảm giác như hệ thống tố cáo không hoạt động luôn.
Chúng ta phải tố cáo anh ta nhiều hơn, nếu không thì Riot sẽ bỏ qua mất.
Vào thời điểm tháng 9 năm 2020, khi Liên Minh: Tốc Chiến vẫn trong giai đoạn Closed Beta, game thủ đã không khỏi vui mừng vì Riot mạnh tay xử phạt các hành vi tiêu cực. Khi đó, dù bạn vô tình hay cố ý chết quá nhiều, AFK thì hệ thống sẽ khóa tài khoản 12 tiếng ngay lập tức. Điều này cho thấy Riot vô cùng nghiêm túc trong việc xử phạt các hành vi tiêu cực.
Trong giai đoạn Closed Beta, nếu bạn feed quá nhiều thì sẽ bị khóa tài khoản 12 tiếng
Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại, khi lượng người chơi Liên Minh: Tốc Chiến tăng lên rất nhanh, hệ thống của Riot đã để lộ ra những lỗ hổng. Trường hợp cố tình chết tới 30 ván liên tiếp nhưng không bị cấm ở trên là ví dụ điển hình nhất cho điều này. Có lẽ điều Riot cần làm lúc này là rà soát lại hệ thống xử phạt để đảm bảo hành vi tiêu cực đó bị ngăn chặn ngay từ sớm.