Năm ngoái, do nhu cầu bùng phát trong đợt dịch nên số bệnh nhân chuyển tuyến tăng gấp đôi. Trung tâm Trị liệu nghiện game của Vương quốc Anh mở cửa vào năm 2019 và được điều hành bởi Quỹ Hệ thống Y tế Quốc gia của Trung tâm Luân Đôn và Tây Bắc Luân Đôn.
Tuy nhiên, hiện tại, nhu cầu điều trị từ các trường học, số người trong tuổi học sinh, sinh viên tăng cao nên gần như trung tâm không đáp ứng được.
Theo số liệu trung tâm cung cấp, kể từ khi thành lập, khoảng 70% bệnh nhân từ 18 tuổi trở xuống, và gần 90% là nam giới. Một vài tháng trước khi trung tâm mở cửa, Tổ chức Y tế thế giới đã liệt kê rối loạn chơi game là một trong những bệnh sức khỏe tâm thần và cần được điều trị.
Giáo sư Henrietta Bowden-Jones, Giám đốc trung tâm, cảnh báo rằng hiện đơn vị này đang cần tăng gấp ba số lượng nhân viên để điều trị cho hơn 100 bệnh nhân trong danh sách chờ và đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Bà dự đoán rằng nhu cầu sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022 khi dịch bệnh vẫn kéo dài, nhiều người ở nhà chơi game dẫn đến tình trạng nghiện game, rối loạn tâm trí do trò chơi điện tử. Trung tâm hiện điều trị cho 50 bệnh nhân mỗi năm.
Bowden-Jones cho biết: 'Một số lượng đáng kể những bệnh nhân vào trung tâm điều trị đều có ý định tự tử và tự làm hại bản thân'. Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc nâng cấp, mở rộng đội ngũ người làm việc và cơ sở trang thiết bị của trung tâm.
Tại đây, bệnh nhân được áp dụng phương pháp điều trị, đôi khi yêu cầu phụ huynh tham gia. Bowden-Jones nói rằng nghiện chơi game có mỗi liên hệ trong các quan hệ gia đình.
Phương pháp điều trị của trung tâm không cấm sử dụng các thiết bị điện tử. Thay vào đó, việc sử dụng thiết bị điện tử được giới hạn trong hai giờ mỗi ngày và quá trình điều trị cũng sẽ sử dụng các trò chơi như một phần thưởng dành cho cá nhân vượt qua bài test, có tiến bộ về cách ''cai' game.
Theo khảo sát của Ipsos Mori, khoảng một nửa số game thủ Anh nói rằng chơi game khiến họ cảm thấy vui vẻ hơn, và 39% cho rằng game giúp họ không còn cô đơn.
Trung tâm Trị liệu game của Anh đang quá tải.
Một phụ nữ cho biết, con gái 13 tuổi của bà đang điều trị tại trung tâm, khi đợt dịch đầu tiên bắt đầu và trường đóng cửa, số lần con gái bà chơi game tăng lên đáng kể. Cô nói rằng con gái cô sẽ chơi game cả ngày, trừ khi ăn và đi vệ sinh.
Đồng thời, tuổi vị thành niên, chứng tự kỷ và sự cô lập với các bạn đồng trang lứa càng làm trầm trọng thêm chứng rối loạn này. Khi không thể kết bạn ngoài đời, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều bạn trẻ tìm bạn trong các trò chơi. Người phụ nữ này cho biết, từ khi được điều trị tại trung tâm, con gái bà đã giảm 80% thời gian chơi game.
Nhà phân tích cao cấp Louise Shorhouse trong ngành công nghiệp game Ampere Analysis cho rằng trong thời kỳ đại dịch, game luôn là công cụ để mở rộng các kết nối xã hội và thoát khỏi khó khăn ở thực tại.
Bowden-Jones nói rằng Fortnite và Call of Duty là những trò chơi mà bệnh nhân thường chơi. Cả hai trò chơi đều nằm trong số những trò chơi phổ biến nhất trong ngành. Theo dữ liệu từ SensorTower, vào năm 2020, Fortnite đã tạo ra hơn 31 triệu lượt tải. Trong khi, hầu hết các phiên bản của Call of Duty đều được dán nhãn 16+ hoặc 18+.