Dù 10 năm đã qua, nhưng Flappy Bird luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong ký ức cộng đồng công nghệ. Bất cứ tin tức liên quan nào đến nó đều gây sự chú ý không nhỏ. Ảnh Oestranhomundodek.tumblr
Mới đây, một công ty có tên Flappy Bird Foundation tuyên bố mua lại bản quyền và sẽ sớm phát hành trở lại trò chơi này.
Tuy nhiên, tác giả tựa game Nguyễn Hà Đông trên tài khoản mạng xã hội X đã phủ nhận việc có liên quan đến động thái này.
Flappy Bird được phát hành vào tháng 5/2013 bởi công ty DotGears Company Limited do Nguyễn Hà Đông sáng lập. Tựa game bỗng nổi tiếng vì gây nghiện mạnh.
Nguyễn Hà Đông đã tạo ra trò chơi trong khoảng thời gian vài ngày, sử dụng chú chim từ một trò chơi đã bị hủy bỏ được thực hiện vào năm 2012.
Sử dụng đồ họa 16bit đơn giản, người chơi điều khiển một chú chim tên Faby, cố gắng bay giữa các cột ống màu xanh lá cây mà không đâm vào chúng. Điểm của người chơi được xác định bởi số lượng ống mà chúng đi qua.
Flappy Bird nhận được đánh giá kém từ giới phê bình, những người chỉ trích mức độ khó cao và cáo buộc đạo văn về đồ họa và cơ chế trò chơi, trong khi những người đánh giá khác lại thấy nó gây nghiện.
Chú chim bé nhỏ tưởng chừng như dễ chơi nhưng lại gây khó bất ngờ khiến cho nhiều người dùng phát điên, từ đó tạo động lực khiến người ta liên tục chơi để cải thiện điểm số.
Nó càng nổi tiếng hơn khi Youtuber hàng đầu thế giới PewDiePie review nó, anh cũng phát điên và thậm chí là ra khuyến nghị 'đừng bao giờ chơi'.
Trò chơi nhanh chóng giành top 1 bảng xếp hạng lượt tải trên cả hai nền tảng Andoid và iOS, trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới năm 2014. Tổng cộng nó có hơn 50 triệu lượt tải về trên các nền tảng.
Giai đoạn đỉnh cao, nó mang về cho Nguyễn Hà Đông khoảng 50.000 USD mỗi ngày (tương đương hơn 1 tỷ đồng thời điểm đó. Cộng đồng khắp thế giới liên tục bình luận. Đối với tác giả, đây là một áp lực cực kỳ lớn.
Flappy Bird đã bị xóa khỏi cả App Store và Google Play vào ngày 10 tháng 2 năm 2014. Nguyễn Hà Đông tuyên bố rằng anh cảm thấy tội lỗi về những gì anh coi là bản chất gây nghiện và sử dụng quá mức của trò chơi.
Mời độc giả xem thêm video 'Smartphone CHỐNG NGHIỆN GAME'