Pompeii, ngày 24 tháng 8 năm 79 sau Công nguyên.
Pompeii, ngày 24 tháng 8 năm 79 sau Công nguyên. Pompeii là một thành bang La Mã cổ đại nằm ở vùng Campania, Italy. Do sự phun trào của núi lửa Vesuvius, thành phố bao phủ một lớp tro bụi núi lửa khổng lồ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ đã biến mất không dấu tích. Thảm kịch xảy ra khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm toàn bộ thành phố trong tro tàn của dòng nham thạch cao hơn 6 mét.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang khám phá những dấu tích còn sót lại ở thi thể đã phân hủy của các nạn nhân, đồng thời khôi phục lại tư thế mà cư dân của Pompeii đã làm trước khi chết.
Centralia, Pennsylvania, Mỹ.
Centralia, Pennsylvania, Mỹ, năm 1962. Vào những năm 1800, thợ mỏ ở Centralia đào những con đường hầm ngoằn ngoèo dưới lòng đất để khai thác các mỏ than được xếp vào hàng lớn nhất thế giới. Sẽ không có gì đáng kể nếu từ năm 1962, Centralia - hay nói đúng hơn là các mỏ than bên dưới Centralia không bắt đầu bốc cháy. Ngọn lửa bắt đầu như thế nào vẫn còn là một điều bí ẩn nhưng theo giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất, người dân đã đốt rác ở một bãi đất, vô tình châm ngòi than đá bên dưới một khu mỏ.
Chính các đường hầm được đào ngày trước dẫn khí ôxy vào các mỏ than và 'nuôi' ngọn lửa lấn dần xuống lòng đất đạt độ sâu lên tới 91 m qua gần 60 năm nay. Than đá cháy chậm và ổn định nên miễn là có đủ nhiệt độ, nhiên liệu và ôxy, chúng có thể cháy liên tục hàng thế kỷ.
Tính đến thời điểm này, ngọn lửa bên dưới Centralia bao phủ một khu vực rộng 15,5 km2 và được dự đoán cháy thêm... 250 năm. Ngày nay Centralia là thị trấn ít người ở nhất ở Pennsylvania. Vào năm 2018, chỉ có 6 cư dân sinh sống tại đây.
Greensburg, Pennsylvania, Mỹ.
Greensburg, Pennsylvania, Mỹ, năm 2007. Thị trấn Greensburg, tây nam Kansas, đã bị phá hủy gần như hoàn toàn (95%) trong cơn lốc xoáy xảy ra vào ngày 5/5/2007. Theo ước tính của các chuyên viên khí tượng, cơn lốc xoáy hung hãn này dao động giữa mức F3 (sức gió từ 252 km - 330 km/giờ) và F4 (331 - 416 km/giờ).
Greensburg sau đó được xây dựng lại như một thành phố xanh, tạo ra các tòa nhà mới bằng năng lượng tái tạo hoàn toàn.
Indianola, Texas, Mỹ.
Indianola, Texas, Mỹ, năm 1875. Một cơn bão khác, khủng khiếp hơn nhiều so với 'người kế nhiệm' của nó ở Greensburg, đã phá hủy các tòa nhà của thành phố Indianola và cướp đi sinh mạng hàng trăm người.
Chernobyl, Liên Xô.
Chernobyl, Liên Xô, ngày 26/4/1986, một vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, phá hủy hoàn toàn lò phản ứng của tổ máy điện thứ tư và một lượng lớn chất phóng xạ đã được thải ra môi trường. Đây là vụ tai nạn lớn nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân cả về số người thiệt mạng, thiệt hại về kinh tế và hậu quả.
Sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, tất cả người dân từ khu vực xung quanh Chernobyl và Pripyat đã được sơ tán. Đến ngày nay, đất ở khu vực này vẫn còn rất nhiều chất phóng xạ.
Bayou Corne, Mỹ.
Bayou Corne, Mỹ, năm 2012. Hàng trăm người dân sinh sống tại phía bắc Assumption Parish, tiểu bang Louisiana của Mỹ đã di tản khi có một hố sụt bắt đầu nuốt chửng thị trấn và mọi thứ chung quanh nó. Sau 1 năm, hố sụt bao phủ 9,7 hecta và rộng 229 m. Sự xuất hiện của nó đồng nghĩa với dầu thô và các chất khí dễ cháy cũng rò rỉ, tràn ngập qua nhánh sông cạn.
Cư dân không dám đi qua khu vực để về nhà. Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cũng nhận thấy những biến đổi địa chất kỳ lạ nơi đây, tuy nhiên, họ không thể lý giải chính xác nguyên nhân là gì.
Yingxiu, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Yingxiu, Tứ Xuyên, Trung Quốc, năm 2008. Thị trấn Ánh Tú (Yingxiu) nằm trong vùng tâm chấn thuộc huyện Văn Xuyên (Wenchuan), tỉnh Tứ Xuyên. Trong số hơn 7 nghìn người sống trong thị trấn, chỉ có 2.300 người sống sót sau trận động đất kinh hoàng. 80% thành phố đã bị phá hủy.
Yungai, Peru.
Yungai, Peru, năm 1970. Một trận động đất ngoài khơi bờ biển Peru gây ra lở đất ở thị trấn Yungai gần đó. Trận động đất kéo dài khoảng 45 giây nhưng đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn. Gần như toàn bộ dân số (25 nghìn người) đã thiệt mạng.
Ngoài ra, hơn 1 triệu người đã bị mất nhà cửa. Các nhà chức trách quyết định xây dựng lại Yungai mới cách nơi xảy ra vụ tai nạn vài dặm.
Fort McMurray, Canada,
Fort McMurray, Canada, năm 2016. Một đám cháy rừng lớn vượt ngoài tầm kiểm soát, gần thành phố Fort McMurray, tỉnh Alberta, Canada, đã buộc 60 nghìn người phải sơ tán.
Bất chấp các biện pháp đã được thực hiện, khoảng 30% diện tích thành phố bị thiêu rụi và việc phục hồi đang tiến triển rất chậm.