Bí ẩn ngôi chùa lưu dấu ấn Đường Tăng trên đường thỉnh kinh
Tây Du Ký-tác phẩm kinh điển của nền văn học Trung Quốc cổ đại, cũng như bộ phim truyền hình dài tập cùng tên được chuyển thể từ tiểu thuyết này, sớm đã trở nên quen thuộc đối với người dân Trung Quốc và công chúng nhiều nước trên thế giới.
06/09/2023 15:30

Di tích chùa Tháp Nhĩ, nơi nhà sư Huyền Trang giảng kinh thuyết pháp và thu nhận đại đệ tử Thạch Bàn Đà. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Những ngày đầu tháng 9, chúng tôi có cơ hội đến các địa phương dọc theo 'hành lang Hà Tây'-tuyến đường giao thông huyết mạch chạy dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nối liền vùng Trung Nguyên của Trung Quốc với Tây Vực, tức là khu vực Trung Á và Tây Á ngày nay. Nằm ở vị trí 'yết hầu' của con đường Tơ lụa, hành lang Hà Tây là nơi chứng kiến quá trình trao đổi thương mại, giao thoa văn hóa, với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể còn lưu giữ đến tận ngày nay.
Ấn tượng nhất, có lẽ chính là những địa danh, gắn liền với hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký, như Cao Lão Trang, Lưu Sa Hà (đều ở huyện Lâm Trạch, thành phố Trương Dịch), Tây Lương Nữ Quốc (nay thuộc quận Lương Châu, thành phố Vũ Uy), hay những bức bích họa sinh động trong hang đá, chùa chiền ghi lại những câu chuyện về sự gian nan trong quá trình 'tây du' để tìm kiếm chân kinh của vị cao tăng nhà Đường. Trong đó, di chỉ ngôi chùa Tháp Nhĩ, nằm trong tòa thành cổ Tỏa Dương ở huyện Qua Châu, đã vén tấm rèm bí ẩn về một khoảng thời gian 'lánh nạn' và kết tình thầy trò với người được cho là nguyên mẫu lịch sử của Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
Thành cổ Tỏa Dương, một thành trì quan trọng trên hành lang Hà Tây ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Thành cổ Tỏa Dương, nằm giữa sa mạc Gobi ở độ cao 1.358m, có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến 13 sau Công Nguyên, là trung tâm của Qua Châu, một thành trì quan trọng trên hành lang Hà Tây. Trải qua hàng nghìn năm biến thiên của lịch sử, nơi đây đã trở nên hoang phế, chỉ còn lại những gò đất và những ngôi mộ cổ, giữa những cơn bão cát sa mạc.
Nằm cách trung tâm thành cổ Tỏa Dương 1,5km về phía đông là di chỉ chùa Tháp Nhĩ, một kiến trúc chùa chiền Phật giáo đặc trưng của thời kỳ Đường-Tây Hạ. Những gì còn lưu lại là khuôn viên bên ngoài với nền móng của 3 phía nam, bắc, tây và kiến trúc tự viện ở bên trong theo hướng nam-bắc, hình chữ nhật dài 85m, rộng 41m, với các hạng mục như đại điện, tháp lớn, tháp nhỏ, lầu chuông, trống được sắp xếp đối xứng nhau.
Chùa Tháp Nhĩ là một di tích quan trọng, phản ánh sự truyền bá và phát triển của Phật giáo ở khu vực hành lang Hà Tây trong thời kỳ Đường-Tây Hạ, là ngôi chùa nổi tiếng, gắn liền với việc giảng kinh thuyết pháp của nhà sư Huyền Trang trên con đường đi lấy kinh.
Di tích chùa Tháp Nhĩ nay trở thành một di chỉ khảo cổ quan trọng trong thành cổ Tỏa Dương. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Trong thực tế, việc đi về hướng tây để tìm kiếm chân lý, giải đáp những thắc mắc về Phật pháp của Huyền Trang không được triều đình ủng hộ, nhà sư đành phải trà trộn vào đoàn người ăn xin trong nạn đói lúc đó, lén lút khởi hành từ thành Trường An (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây), dọc theo Con đường Tơ lụa, qua Tân Cương và vùng Trung Á, để đến thành Vương Xá thuộc nước Ma Kiệt Đà, miền trung Ấn Độ ngày nay.
Do không được triều đình cho phép, nhà sư Huyền Trang đã gặp phải không ít gian nan, trở ngại, thậm chí phải lẩn trốn khỏi sự truy lùng của quan binh trên đường đi. Chùa Tháp Nhĩ, chính là địa điểm mà ông 'lánh nạn' trong thời gian hơn một tháng. Tại đây, nhà sư đã giảng kinh thuyết pháp, cảm hóa và thu nhận đại đệ tử tên là Thạch Bàn Đà, nguyên mẫu của nhân vật Tôn Ngộ Không.
Chuyện kể rằng, trong những buổi giảng kinh, nhà sư Huyền Trang thấy có một người ngày nào cũng đến chăm chú lắng nghe, thậm chí còn xúc động đến rơi lệ sau khi lĩnh hội được những đạo lý nhà Phật. Hỏi ra mới biết, đó là một người bản địa rất thông thạo ngôn ngữ và đường xá ở khu vực này.
Biết được ý định 'tây du thỉnh kinh' của Huyền Trang, Thạch Bàn Đà rất cảm động và bày tỏ mong muốn trở thành đệ tử để đồng hành cùng nhà sư. Sau khi được thu nhận, Thạch Bàn Đà đã tặng cho thầy mình một con ngựa tốt; đồng thời, phát huy sở trường của mình để trở thành 'trợ thủ đắc lực' giúp nhà sư Huyền Trang vượt qua các trở ngại, đến được nơi có chân lý Phật pháp mà mình kiếm tìm bấy lâu.
Bức bích họa 'Huyền Trang thỉnh kinh' có niên đại sớm hơn 300 năm so thời điểm ra đời 'Tây Du Ký'.
Ngày nay, ở Du Lâm- hệ thống hang động Phật giáo ở tỉnh Cam Túc, còn lưu giữ bức bích họa 'Huyền Trang thỉnh kinh' có niên đại sớm hơn 300 năm so thời điểm ra đời 'Tây Du Ký', với hình ảnh Đường Tăng và đệ tử Thạch Bàn Đà trong tạo hình một chú khỉ.
Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, Thạch Bàn Đà vốn là người Hồ (người dân tộc thiểu số ở miền bắc Trung Quốc lúc bấy giờ) với đặc điểm ngoại hình khác biệt, để râu tóc rậm rạp. Sau khi được nhà sư Huyền Trang nhận là đệ tử, Thạch Bàn Đà được gọi là 'Hồ tăng' (gần âm với từ 'hầu tôn'-con khỉ họ Tôn trong tiếng Hán). Đây có lẽ là nguồn gốc để mấy trăm năm sau, tác giả Ngô Thừa Ân xây dựng hình ảnh đại đệ tử của Đường Tăng là một chú khỉ với tên gọi Tôn Ngộ Không.
Tại chùa Tháp Nhĩ cũng như nhiều di tích hang động, chùa chiền trên hành lang Hà Tây, còn rất nhiều dấu tích và câu chuyện thú vị về vị cao tăng Huyền Trang cũng như con đường đầy gian nan, thử thách để tìm kiếm chân kinh, thúc đẩy du nhập và truyền bá Phật giáo vào Trung Quốc, cũng như trao đổi, giao thoa văn hóa đông-tây; khiến nơi đây trở thành một điểm đến hấp dẫn và không kém phần kỳ bí đối với mỗi du khách Trung Quốc và quốc tế.
Link báo gốc:
Copy link
https://nhandan.vn/bi-an-ngoi-chua-luu-dau-an-duong-tang-tren-duong-thinh-kinh-post770918.html
-
1Vì sao nhẫn quyền lực bị phá hủy sau khi Giáo hoàng Francis mất?
-
2Vì sao thi hài Giáo hoàng được đặt trong 3 lớp quan tài?
-
3Sốc: Thi hài Alexander Đại đế bị cá mập nuốt chửng?
-
4Kỳ thú giếng cổ bí ẩn ở khắp ba miền Việt Nam
-
5Chuyên gia chỉ bằng chứng Âu Lạc chưa từng bị Triệu Đà đô hộ
-
6Thuyền cổ nghìn năm lộ vết cháy lạ, hé mở bí ẩn lịch sử?
-
7'Peter Pan' - bí mật đằng sau tuổi thơ bất tận
-
8Thợ lặn phát hiện xác máy bay ném bom của quân Đồng minh
-
9Quần thể di tích Hạc Lâm: Dấu ấn thời Lê vùng Kinh Bắc
-
10'Chuyến phiêu lưu diệu kỳ của Edward Tulane': Tình yêu học lại từ đầu
-
11Tướng Hiệu: Ký ức 'Bà má tham mưu' và phút Giải phóng Sài Gòn
-
12Ảnh hiếm hoi, ít người biết về Chiến tranh thế giới 2
-
13Những công trình mang dấu ấn thống nhất sau ngày 30/4/1975
-
14Phát lộ dấu tích quan trọng giúp phục hồi Đại Cung Môn ở Huế
- Hào hùng diễu binh, diễu hành Đại lễ 30-4
- Vinh dự sải bước ở đại lễ
- Dồi dào chỉ tiêu, trường tư lo khó tuyển sinh lớp 10
- Cờ tướng quốc gia thay ngôi hậu
- Cựu Giám đốc CDC Lâm Đồng và các thuộc cấp lĩnh án
- Bí thư Thành ủy TP HCM cảm ơn sự cảm thông, ủng hộ, chia sẻ của người dân trong những ngày qua
- Cô gái bị lừa gần 300 triệu đồng sau cuộc gọi giả danh 'Công an huyện'
- Vụ phát hiện xương người trong hang đá: Tìm thấy 11 hộp sọ và nhiều xương
- Nữ TP HCM đấu giao hữu với tuyển nữ Việt Nam trước thềm bán kết Cúp C1 châu Á
- Thiếu gia trộm trang sức, ví hàng hiệu hơn 3 tỷ đồng
- TP HCM ra thông báo quan trọng về đăng ký dự đại lễ 30-4
- 'Xác ướp' quái đản lộ diện sau 444 triệu năm, chuyên gia tái mặt vì...
- Lãnh đạo TP HCM chúc mừng Đại lễ Phật đản
- Dàn cựu lãnh đạo huyện và xã lĩnh án vì cấp khống 14 'sổ đỏ'
- Hai ngoại binh Nhật Bản, Pakistan có trận ra mắt CLB nữ TP HCM
- Người phụ nữ đầu độc mẹ kế lĩnh án
- Thành phố Đà Nẵng mới dự kiến có 94 đơn vị hành chính cấp xã
- Nhà mái gấp với góc xoay độc nhất vô nhị tại Lâm Đồng
- Đang hái lá chanh, người đàn ông bị sét đánh tử vong
- Loài rắn độc nhất thế gian, vài miligram nọc có thể đoạt mạng trăm người
- Đặt bẫy ảnh, bất ngờ phát hiện loạt thú hiếm tại VQG Chư Mom Ray
- Chuyện tình của đạo diễn Quang Dũng và bạn gái ca sĩ
- Gia Lai chuẩn bị tổ chức đấu giá 5 mỏ đất sét
- Vụ 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất: Người tiêu dùng hoang mang
- Lĩnh 9 năm tù vì xâm hại 'bạn gái' 11 tuổi
- Thanh niên bỏ trốn sau khi nhận án phạt tù vì tổ chức đánh bạc
- Dự kiến khảo sát lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào giữa tháng 6
- Sẽ có một khối đặc biệt được ngồi khi diễu hành trong Đại lễ 30-4
- 'Mưa vàng' trút xuống TP HCM
- Bắt cặp vợ chồng giúp nghi phạm Bùi Đình Khánh bỏ trốn
- Giấu ma túy trong nhà bố mẹ để bán dần
- Nha Trang: Đổi phương án từ 3 lên 4 phường
- Khoảng 6.000 xe công sẽ giao về cấp xã khi bỏ cấp huyện
- Cận cảnh hiện trường phát hiện nhiều bộ xương người trong hang đá
- Truy bắt nhóm đối tượng cướp giật tài sản
- Mưa đá to bằng quả trứng gà rơi dày đặc ở Hà Giang
- Nam khách hàng VIP khiến loạt nhân viên trung tâm thương mại ở quận 1 'ngậm đắng'
- Giết người sau cuộc nhậu
- Trường ĐH Công thương TP HCM: Hơn 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm
- VKSND TP HCM kết luận vụ án xảy ra tại Công ty Nhà Tiến Phát
- Thiếu tá Công an giúp sản phụ 'vượt cạn' thành công bên đường
- Bắt đôi vợ chồng liên quan chuyên án ma túy Bùi Đình Khánh
- Thợ hồ lĩnh 17 năm tù vì lấy ma túy trừ nợ
- Khởi tố 10 bị can liên quan vụ hỗn chiến bằng hung khí
- Việt Nam lên tiếng về thông tin Tổng thống Mỹ yêu cầu quan chức không dự lễ kỷ niệm 30-4
- Hàng loạt người ở TP HCM và các nơi sập bẫy chiêu lừa đảo mới
- Bắt ổ đánh bạc quy mô lớn ở Quảng Ngãi
- Mâu thuẫn tại quán Karaoke, 5 bị cáo lĩnh án
- Phát lộ dấu tích quan trọng giúp phục hồi Đại Cung Môn ở Huế
- Xá lợi Phật được rước đến đỉnh núi Bà Đen Tây Ninh từ ngày 8 đến 13-5-2025