![]()
Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Journal of the American Chemical Society, các chuyên gia tại Đại học College London và Đại học Ljubljana ở Slovenia phát hiện sau hàng nghìn năm, xác ướp Ai Cập cổ đại không có mùi khó chịu như nhiều người nhầm tưởng. Ảnh: Strlič, et.al/Journal of the American Chemical Society.
![]()
Theo nhóm chuyên gia, vào thời cổ đại, người Ai Cập thực hiện quy trình ướp xác phức tạp và tỉ mỉ. Trải qua thời gian, những xác ướp vẫn có mùi thơm thoang thoảng nhờ các loại dầu và sáp thơm được sử dụng khi ướp xác. Ảnh: Abdelrazek Elnaggar/University College London.
![]()
Nhóm nghiên cứu công bố kết luận trên sau khi lần đầu tiên nghiên cứu mùi của các xác ướp Ai Cập một cách có hệ thống, kết hợp giữa các kỹ thuật cảm quan và dụng cụ, cho phép họ tập trung vào các thành phần hóa học của quá trình ướp xác có thể tạo ra mùi có thể phát hiện được. Ảnh: britishmuseum.
![]()
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã kiểm tra, phân tích 9 xác ướp Ai Cập cổ đại. Trong số này, xác ướp lâu đời nhất có niên đại vào thời Vương quốc mới (từ năm 1539 trước Công nguyên đến năm 1077 trước Công nguyên) và xác ướp 'trẻ tuổi' nhất có từ thời Byzantine (thế kỷ thứ 3 - 4). Ảnh: britishmuseum.
![]()
Các chuyên gia đã sử dụng sắc ký khí và khối phổ để phát hiện và định lượng các hóa chất liên quan đến mùi hương. Ngoài ra, họ còn có một chiếc 'mũi' điện tử để phân loại mùi dựa trên cường độ và mức độ dễ chịu. Ảnh: britishmuseum.
![]()
'Mùi của xác ướp từ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia và công chúng trong nhiều năm nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào kết hợp giữa hóa học và cảm giác được thực hiện cho đến nay', giáo sư Matija Strlic từ Đại học Ljubljana (Slovenia), tác giả chính của nghiên cứu mới công bố cho hay. Ảnh: Sunsear7/Dreamstime.com.
![]()
Theo giáo sư Matija, nghiên cứu mang tính đột phá hay thực sự giúp giới chuyên gia lập kế hoạch bảo tồn tốt hơn và hiểu rõ hơn về các thành phần dùng trong quá trình ướp xác ở Ai Cập cổ đại. Ảnh: Dennis Jarvis (CC-BY-2.0) (A Britannica Publishing Partner).
![]()
Dựa trên báo cáo của nhóm chuyên gia, 78% mẫu vẫn lưu giữ hương gỗ, trong khi 67% mẫu được mô tả là cay và 56% có mùi ngọt. Chỉ 1/3 số xác ướp tỏa ra mùi khó chịu như cũ hoặc ôi, một tỷ lệ tương tự có mùi giống hương trầm. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện nhóm chất terpenoid, ví dụ như pinene, limonene và verbenone tỏa ra từ những xác ướp cổ đại. Ảnh: The Print Collector/Alamy.
![]()
Những hợp chất này cho thấy người Ai Cập cổ đại đã dùng nhựa thông hoặc tùng, mộc dược, nhũ hương, và nhiều loại thực vật khác như cỏ xạ hương, oải hương và bạch đàn cho quá trình ướp xác. Sự hiện diện của hợp chất hữu cơ borneol có thể xuất phát từ việc người xưa dùng long não để bảo quản thi hài người quá cố. Ảnh: GETTY IMAGES.
![]()
Dựa trên phát hiện mới, nhóm nghiên cứu đề xuất rằng, mùi hương của các xác ướp có thể được coi là một phần quan trọng trong giá trị văn hóa, lịch sử và khảo cổ của xác ướp Ai Cập cổ đại nên kêu gọi các bảo tàng nỗ lực bảo tồn. Ảnh: Mohamed Muslemany / Mohamed Muslemany, NBC Cameraperson.
Mời độc giả xem video: Giật mình phát hiện xác ướp 2.500 tuổi tim vẫn đập thình thịch.