Nghi thức Charivari (còn gọi là shivaree có nghĩa là những tiếng ồn huyên náo) là tập tục của người Pháp diễn ra vào buổi tối tân hôn của cô dâu chú rể. Vào đêm tân hôn, mọi người sẽ đến trước cửa sổ, gõ vào xoong chảo, hát hò, nhảy múa và gây ra đủ các tiếng ồn để phá rối cặp đôi. Họ tin rằng những tiếng động càng lớn, âm thanh càng khó chịu thì cô dâu chú rể sẽ càng có cuộc sống hạnh phúc sau này.
Ở một số khu vực của Ấn Độ, người ta tin rằng ma quỷ có thể trú ngụ trong một người nào đó, nhất là những cô gái xấu xí. Vì vậy, cách duy nhất để xua đuổi con ma này là cô gái phải kết hôn với một con vật nào đó, điển hình là chó hoặc dê.
Ở Kenya, lễ cưới của người Massai có phần kỳ quặc nhưng là tục lệ không thể thiếu tại nơi này. Trong đám cưới, các tân nương phải cạo trọc đầu rồi bôi dầu ăn và mỡ cừu lên đầu. Cha họ sẽ chúc phúc bằng cách nhổ nước bọt lên đầu và ngực của con gái để mong cô có của cải dư thừa, gặp may mắn trong cuộc sống.
Tại Tidon, Malaysia, những cặp uyên ương sắp cưới sẽ không được ra khỏi nhà trong suốt 3 ngày 3 đêm. Thậm chí, họ không được phép tắm, đi vệ sinh hoặc bị bỏ đói trước đám cưới. Vì thế, cả hai phải cố gắng nhịn ăn, nhịn uống để hạn chế đi đại tiện.
Ở Hàn Quốc có một phong tục rất kỳ lạ trong việc cưới hỏi đó là đánh vào chân chú rể. Sau lễ cưới, những người bạn của chú rể sẽ tháo giày, tất của anh ta, buộc dây thừng quanh gót chân rồi dùng gậy hay một con cá vàng khô đánh vào gan bàn chân.
Trái với các quốc gia khác, ở Scotland, phong tục cưới hỏi ở nước này gắn liền với những thứ bẩn thỉu, bốc mùi. Đây là một nghi thức cổ xưa và được gọi là 'Blackening of the Bride' (tạm dịch: làm bẩn cô dâu). Thay vì nhận những lời chúc phúc từ người thân, bạn bè trong không khí thật lãng mạn, cô dâu, chú rể sẽ bị bắt trói và đổ những chất bẩn lên người như sữa hỏng, cá chết, thực phẩm thối, trứng, lông vịt…
Đeo nhẫn vào ngón chân có lẽ không chỉ là tập tục kỳ lạ mà còn rất thú vị. Không giống với hình thức đeo nhẫn vào ngón tay áp út như ở hầu hết các quốc gia, những cô dâu chú rể theo đạo Hindu sẽ đeo nhẫn vào ngón chân của mình. Chiếc nhẫn bạc sẽ được chú rể xỏ vào ngón trỏ bên chân trái của cô dâu trong lễ cưới và cô dâu sẽ đeo nhẫn ở đó suốt đời.
Theo phong tục của người Thổ Gia (Trung Quốc), cô dâu phải khóc trong lễ cưới để thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn và đức hạnh của mình. Ngoài ra, tiếng khóc còn được xem là lời chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân của các nàng dâu. Tiếng khóc càng sầu thảm, hôn nhân càng hạnh phúc.
Trong lịch sử, tục cướp cô dâu được rất nhiều dân tộc trên thế giới thực hành. Hiện nay, tục này vẫn được diễn ra ở một số nước như Romani và Kyrgyzstan. Trong đó, người đàn ông thường rủ bạn bè hoặc người thân đi cùng để bắt cóc cô gái mà anh ta muốn lấy làm vợ.
Tại Thụy Điển, trong lễ cưới, chú rể phải tạm lánh mặt để các chàng trai trẻ chưa vợ hôn cô dâu. Điều này cũng được áp dụng tương tự với chú rể và những cô gái còn độc thân. Nghi lễ này được diễn ra với sự bằng lòng của cặp uyên ương và các khách mời
Tại bộ tộc Ankole, Uganda, bố chồng ngủ với con dâu trong đêm tân hôn trước chú rể là một việc làm hợp pháp. Điều đặc biệt, người ta lại coi đây là một trong những món quà tốt nhất mà người cha có thể tặng cho con trai mình. Không những vậy, trong văn hóa Ankole, dì của chú rể sẽ dạy cô dâu cách làm thế nào để người đàn ông của mình thấy hài lòng thay vì mẹ dạy con như nhiều nơi khác.
Trong đám cưới ở Australia, các khách mời đến dự phải nắm chặt viên đá đồng tâm trong suốt thời gian hôn lễ diễn ra. Đến khi lễ cưới kết thúc, họ sẽ thả viên đá của mình vào một vật đựng đẹp đẽ mà cô dâu và chú rể đã chuẩn bị sẵn. Nghi lễ này có tên là “Unity Bowl”. Sau đó, cô dâu, chú rể sẽ đem toàn bộ số đá về nhà và bảo quản kỹ lưỡng.
Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT